Tín dụng xanh còn nhiều dư địa phát triển

HẠNH LÊ 16/02/2024 01:00

Một mình ngân hàng tham gia thì không khác gì vỗ tay bằng một bàn tay trong phát triển tín dụng xanh, không thể thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững.

>>>Xây dựng quy chuẩn để thúc đẩy tín dụng xanh

Bà Phùng Thị Bình

Bà Phùng Thị Bình -  Phó Tổng Giám đốc Agribank

Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) cho biết:

Các sản phẩm nông nghiệp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với vai trò cung ứng vốn và dịch vụ tài chính chủ yếu cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã triển khai cho vay theo chuỗi sản xuất khép kín từ người nông dân đến các doanh nghiệp.

Dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank cũng có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm. Trong giai đoạn do ảnh hưởng của địa chính trị thế giới, suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam... tốc độ tăng trưởng dư nợ có suy giảm nhẹ, song vẫn khá ổn định về giá trị cho vay lẫn số lượng khách hàng.

Đến 31/10/2023, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh tại Agribank đạt hơn 12.000 tỷ đồng, với gần 42.000 khách hàng còn dư nợ. Dư nợ lĩnh vực lâm nghiệp bền vững khoảng 7.000 tỷ VND, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng xanh với 99% tổng số khách hàng (khoảng 42.000 khách hàng). Tuy nhiên, các dự án cho vay với giá trị lớn chủ yếu lại thuộc về lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, bao gồm các dự án cho vay điện gió.

Với nhận định tín dụng xanh còn nhiều dư địa phát triển, trong thời gian tới Agribank nghiên cứu và triển khai các sản phẩm tín dụng xanh, có chính sách ưu đãi, khuyến khích cho vay các dự án, phương án kinh doanh hiệu quả, thân thiện với môi trường… Chủ động tìm kiếm, tiếp cận nguồn vốn quốc tế xanh để tăng cường nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án xanh; chuẩn bị để phát hành trái phiếu xanh tăng vốn. Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh... 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Agribank cũng gặp một số khó khăn cho vay tín dụng xanh. Chẳng hạn, qua tiếp cận với khách hàng theo xu hướng chung phát triển dự án điện sử dụng nhiên liệu sạch như viên nén gỗ, trấu, mùn cưa, các dự án này để triển khai được từ khâu trồng rừng đến xây dựng nhà máy phát triển điện bằng nguyên liệu như trên cần thời gian dài và nguồn vốn lớn.

Agribank là ngân hàng thương mại khi thực hiện một dự án không chỉ quan tâm về điều kiện môi trường xã hội mà còn tính đến hiệu quả, khi một dự án lần đầu triển khai, Ngân hàng cũng phải thận trọng tính toán. Nếu đầu tư một dự án điện thông thường như thủy điện, nhiệt điện đã có giá mua điện cụ thể, còn đối với dự án nhà máy điện mới sẽ khó khăn hơn.

Trong khi đó, pháp luật hiện hành chưa có quy định đầy đủ về các sản phẩm tín dụng phục vụ tăng trưởng xanh. Tăng trưởng tín dụng xanh mới chỉ dừng lại ở các giải pháp khuyến nghị, chủ động xây dựng các chương trình, chính sách tín dụng xanh để nâng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục tín dụng của các tổ chức tín dụng. Việc chưa có các quy định về sản phẩm tín dụng xanh là một rào cản đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vốn cho tăng trưởng xanh.

Việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh tại Việt Nam hiện nay thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao, nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay. Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên có chi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư.

Cùng với đó là khó khăn về nhận thức của người vay về tín dụng xanh còn hạn chế; khó khăn trong thẩm định, đánh giá hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng (nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo thời gian thực hiện chưa dài, hiệu quả phụ thuộc nhiều vào hợp đồng mẫu…

Để thúc đẩy hấp thụ vốn tín dụng xanh nói chung và trái phiếu xanh, chứng chỉ carbon nói riêng, các cơ quan liên quan rà soát hành lang pháp lý sớm phân loại tín dụng xanh, ưu tiên lĩnh vực nào trước, lĩnh vực nào sau. Đẩy mạnh thị trường chứng chỉ carbon để doanh nghiệp có sự chủ động. Ví dụ, đối với dự án từ trồng rừng đến phát triển điện sạch, doanh nghiệp trồng bao nhiêu rừng, có bao nhiêu chứng chỉ carbon, sẽ hỗ trợ quá trình tiếp cận nguồn vốn từ chứng chỉ carbon, phát triển dài hạn.

Nếu một mình ngân hàng tham gia phát triển tín dụng xanh không khác gì chúng ta vỗ tay bằng một bàn tay. Do vậy, rất cần sự đồng hành và tham gia đồng bộ của các cơ quan ban ngành trong việc ban hành tiêu chí, nguồn lực tài chính hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp tham gia xu hướng phát triển tất yếu của toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng năng lực cho hệ thống ngân hàng, thúc đẩy tín dụng xanh

    Tăng năng lực cho hệ thống ngân hàng, thúc đẩy tín dụng xanh

    04:50, 11/02/2024

  • “Đòn bẩy” tín dụng xanh

    “Đòn bẩy” tín dụng xanh

    02:19, 04/01/2024

  • Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để khơi dòng “tín dụng xanh”

    Cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để khơi dòng “tín dụng xanh”

    03:30, 20/12/2023

  • Room tín dụng xanh cho doanh nghiệp còn rất lớn

    Room tín dụng xanh cho doanh nghiệp còn rất lớn

    02:00, 11/12/2023

  • Trợ cấp, kích thích thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam

    Trợ cấp, kích thích thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam

    11:00, 25/11/2023

  • Kinh nghiệm quốc tế về chính sách trợ cấp và khuyến khích tín dụng xanh

    Kinh nghiệm quốc tế về chính sách trợ cấp và khuyến khích tín dụng xanh

    05:00, 21/11/2023

  • Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ

    Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh vùng Đông Nam Bộ

    14:30, 12/10/2023

  • Chưa khai thác hết tiềm năng của tín dụng xanh ở Việt Nam

    Chưa khai thác hết tiềm năng của tín dụng xanh ở Việt Nam

    17:54, 08/10/2023

  • Các giải pháp để mở rộng và tăng trưởng tín dụng xanh

    Các giải pháp để mở rộng và tăng trưởng tín dụng xanh

    12:57, 13/09/2023

  • Tín dụng xanh đang được các ngân hàng triển khai ra sao?

    Tín dụng xanh đang được các ngân hàng triển khai ra sao?

    12:47, 06/09/2023

  • Thu hút đầu tư vào tín dụng xanh

    Thu hút đầu tư vào tín dụng xanh

    03:33, 31/05/2023

  • Xây dựng cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

    Xây dựng cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

    12:00, 13/05/2023

HẠNH LÊ