Thu hút đầu tư vào tín dụng xanh

TS. BÙI DUY TÙNG - Giảng viên Đại học RMIT 31/05/2023 03:33

Việc quảng bá và giới thiệu tài chính xanh một cách rõ ràng, minh bạch sẽ giúp các NHTM thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và nâng cao uy tín của mình trong cộng đồng tài chính xanh.

>> Xây dựng cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

Việc triển khai tín dụng xanh tại Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức.

Thiếu chuẩn mực rõ ràng

Mặc dù Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh, tuy nhiên, các vướng mắc về quy trình, nhân lực, và chính sách vẫn còn rất nhiều.

Thứ nhất, số lượng các ngân hàng quan tâm và ban hành quy trình nội bộ về tín dụng xanh, quy trình thẩm định đối với các dự án xanh chưa đủ. Đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản để thực hiện thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, trong khi các dự án đầu tư xanh luôn tiềm ẩn rủi ro và khó đánh giá hiệu quả khoản vay cả về mặt xã hội và tài chính, tài sản bảo đảm.

Thứ hai, năng lực đánh giá rủi ro môi trường - xã hội của các cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, đa phần chỉ kiểm tra trong hồ sơ xin vay vốn xem có bản đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hay chưa, một số sẽ kiểm tra công nghệ xả thải và kế hoạch di dân (nếu có) của công trình/dự án, nhưng hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm của người thẩm định. Hiệu quả của việc thẩm định này còn nhiều tranh cãi khi thực tế trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều dự án sản xuất - kinh doanh phải dừng thi hành do những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các ngân hàng, tổ chức cấp tín dụng.

Các báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với hầu hết các dự án vẫn chưa đủ phòng ngừa các nguồn ô nhiễm môi trường. Điều này khiến cho ngân hàng và các tổ chức tài chính khó có thể đảm bảo rằng các dự án đang được tài trợ của họ không gây ra hậu quả tiêu cực cho môi trường.

Thứ ba, các tổ chức kinh tế vẫn chú trọng đến lợi ích kinh tế và coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến việc các tiêu chuẩn tín dụng xanh vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm ngặt. Điều này làm giảm tính hiệu quả của tín dụng xanh và đặt ra thách thức về tính minh bạch và trách nhiệm của các tổ chức tài chính trong việc đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước.

>>Công nghệ và trái phiếu xanh mở đường cho phát triển bền vững

Thứ tư, việc thiếu hụt thông tin về tín dụng xanh và không có chuẩn mực rõ ràng cũng là một thách thức đối với ngân hàng trong việc triển khai sản phẩm tín dụng xanh. Hiện nay, việc đo lường hiệu quả tín dụng xanh và thực hiện giám sát việc sử dụng tiền vay cũng là một vấn đề phức tạp. Một số tổ chức cho rằng việc thiếu chuẩn mực và đánh giá hiệu quả cụ thể của các dự án tài chính xanh làm cho các ngân hàng cảm thấy khó khăn khi đưa ra quyết định về việc cho vay.

p/Hội thảo

Hội thảo "Công cụ sàng lọc dự án đầu tư tại Việt Nam do VCCI phối hợp với UNDP tổ chức.

Phát triển thị trường tài chính xanh

Các chính sách và quy định về tài chính xanh cần được đưa ra một cách rõ ràng và minh bạch, đồng thời cần phải được áp dụng một cách hiệu quả để tạo động lực cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp thực hiện các dự án và hoạt động tài chính xanh. Sự cần thiết phải xây dựng các cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để tăng cường năng lực tài chính xanh cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp.

Các cơ chế này bao gồm các chính sách khuyến khích tài trợ, đào tạo và nâng cao năng lực cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp về tài chính xanh, cũng như tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để các tổ chức tài chính và doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động tài chính xanh một cách bền vững.

Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển tín dụng xanh và thu hút đầu tư xanh. Đầu tiên, các NHTM cần phải xây dựng một chính sách hướng tới tài trợ dự án xanh, bao gồm các khoản vay với lãi suất ưu đãi, kỳ hạn vay linh hoạt và thủ tục đơn giản hơn. Việc cung cấp các khoản vay với điều kiện đặc biệt cho các dự án xanh sẽ giúp tăng cường sự hấp dẫn của các dự án này với các nhà đầu tư, đồng thời củng cố vị thế của các NHTM trong lĩnh vực tài trợ cho các dự án xanh.

Các NHTM cần phải thúc đẩy phát triển tài chính xanh bằng cách tăng cường khả năng tài chính của các công ty và tổ chức xanh. Việc hỗ trợ tài chính cho các công ty và tổ chức xanh sẽ giúp tăng cường sức mạnh tài chính của các đối tác và giúp cho các dự án xanh có khả năng được triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một giải pháp khác cho các NHTM là thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh. Thị trường trái phiếu xanh đang trở thành một hình thức thay thế cho nguồn tín dụng truyền thống của các NHTM. Với những thay đổi tích cực hiện nay trong khung pháp lý đối với trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam cùng với sự ra đời của trái phiếu xanh, các NHTM cần quan tâm, thúc đẩy phát hành trái phiếu xanh với kỳ hạn dài để tài trợ cho các dự án trung và dài hạn của họ.

Cuối cùng, các NHTM cần phải chủ động đưa ra các thông tin về tài chính xanh và các dự án xanh một cách minh bạch và rõ ràng để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Một yếu tố không thể thiếu đó là chiến lược truyền thông hiệu quả để giới thiệu các thông tin về tài chính xanh và các dự án xanh của mình đến các nhà đầu tư.

Việc quảng bá và giới thiệu tài chính xanh một cách rõ ràng, minh bạch sẽ giúp các NHTM thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và nâng cao uy tín của mình trong cộng đồng tài chính xanh.

Có thể bạn quan tâm

  • Xây dựng cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

    Xây dựng cơ chế thúc đẩy tín dụng xanh

    12:00, 13/05/2023

  • “Rộng cửa” cho tín dụng xanh

    “Rộng cửa” cho tín dụng xanh

    03:50, 12/02/2023

  • “Bùng nổ” tín dụng xanh, trái phiếu xanh

    “Bùng nổ” tín dụng xanh, trái phiếu xanh

    04:00, 02/01/2023

  • SHB: Sáng tạo công cụ tài chính cho tín dụng xanh

    SHB: Sáng tạo công cụ tài chính cho tín dụng xanh

    04:40, 05/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thu hút đầu tư vào tín dụng xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO