Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI vào bất động sản

VI ANH 27/02/2024 12:04

Dù hoạt động đầu tư bất động sản tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang gặp nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn là khu vực thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

>>Hà Nội: Giá chung cư tăng vọt, giấc mơ mua nhà xa vời

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia vào 15/21 lĩnh vực Kinh tế của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm 2024. Trong đó, bất động sản là ngành thu hút vốn đầu tư nhiều nhất với 1,27 tỷ USD, chiếm hơn nửa trong tổng vốn đăng ký đầu tư và gấp hai lần so với cùng thời điểm năm ngoái.

Việt Nam vẫn là khu vực thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Việt Nam vẫn là khu vực thu hút được nhiều nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Khối ngoại “rót” tiền vào bất động sản

Trong quý IV/2023 vừa qua, đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài rót vốn vào bất động sản Việt Nam. Điển hình như Tập đoàn Hyosung của Hàn Quốc với mức đầu tư 720 triệu USD vào xây dựng nhà máy sợi và carbon ở Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) hay Tập đoàn Deli của Trung Quốc đầu tư 270 triệu USD xây nhà máy thiết bị văn phòng ở Đại An mở rộng (Hải Dương).

>>Hàng loạt dự án căn hộ chung cư sắp mở bán tại TP.HCM

Bên cạnh đó, bất động sản nhà ở cũng ghi nhận nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn như CapitaLand (Singapore) mua 56.208 m2 đất ở Vinhomes Smart City (Hà Nội), Sycamore Company (Singapore) mua 18,9 ha đất ở Bình Dương từ Becamex IDC.

Trước đó, vào cuối tháng 12/2023, UBND tỉnh Bình Dương thông qua quyết định cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị Tân Thành tại TP Thủ Dầu Một cho CapitaLand (Singapore). Dự án có diện tích 18,9ha với tổng mức đầu tư 13.645 tỷ đồng, dự kiến cung cấp 462 căn biệt thự và khoảng 3.300 căn hộ. Giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án là 5.085 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số thương vụ khác có thể kể đến như Gamuda Land (Malaysia) chi 315,8 triệu USD mua lại dự án quy mô 3,68ha của Công ty CP Bất động sản Tâm Lực tại TP.Thủ Đức…

Cải thiện nguồn cung cho thị trường

Theo đơn vị nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam buộc phải cơ cấu lại sản phẩm lẫn danh mục đầu tư, nên có động lực và cởi mở hơn với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh những khó khăn về tài chính chưa được tháo gỡ hoàn toàn.

sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Với niềm tin vào môi trường đầu tư ổn định ở Việt Nam nói chung và ngành địa ốc nói riêng, nhà đầu tư quốc tế đánh giá rằng, Việt Nam là địa điểm kinh doanh hấp dẫn với nhiều chính sách thuận lợi, tiềm năng tăng trưởng tích cực và phù hợp cho mục đích đầu tư lâu dài.

Dựa trên khảo sát từ CBRE Mỹ vừa được công bố, Việt Nam sẽ là thị trường bất động sản mới nổi thứ hai ở châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2024, chỉ xếp sau Ấn Độ. Khảo sát được dựa trên 500 phản hồi từ các nhà đầu tư tổ chức về kế hoạch, quản lý rủi ro và chiến lược an toàn. Điều này thể hiện rằng, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam vô cùng lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài.

Nhận định về thị trường, TS.Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam cho rằng, thị trường M&A ở Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông. Bởi khi đặt lên bàn cân so sánh, Việt Nam được đánh giá là có nhiều lợi thế đến từ chi phí tài chính cũng như tiềm năng sinh lời cao.

Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nhận định rằng, hiện nay, nhà đầu tư ngoại bắt đầu chuyển vốn vào các dự án bất động sản theo hình thức mua lại cổ phần. Thời điểm hiện nay chính là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài có sẵn nguồn tiền và họ chờ đợi để có thể bắt đầu thu gom, mua hoặc đầu tư vào các dự án đang cần nguồn vốn.

Theo dự kiến, một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2026, cùng với đó là nhiều giao dịch đang trong quá trình đàm phán tích cực. Hơn nữa, Luật Đất đai mới được thông qua được kỳ vọng có thể rút ngắn thời gian thủ tục pháp lý triển khai dự án và cải thiện nguồn cung cho thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Tín hiệu tích cực “phá băng” thị trường bất động sản

    Tín hiệu tích cực “phá băng” thị trường bất động sản

    04:00, 26/02/2024

  • Bất động sản Tây Nam Bộ: Tiềm năng trỗi dậy từ đầu tư công

    Bất động sản Tây Nam Bộ: Tiềm năng trỗi dậy từ đầu tư công

    04:00, 25/02/2024

  • “Nóng” nghị trường gặp mặt doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    “Nóng” nghị trường gặp mặt doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam

    12:46, 24/02/2024

  • Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường bất động sản

    Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường bất động sản

    05:00, 24/02/2024

  • Tín hiệu tích cực từ dòng tiền đổ vào bất động sản

    Tín hiệu tích cực từ dòng tiền đổ vào bất động sản

    10:40, 19/02/2024

  • “Phá băng” bất động sản nghỉ dưỡng

    “Phá băng” bất động sản nghỉ dưỡng

    05:00, 19/02/2024

VI ANH