Trái phiếu bền vững chiếm tỷ lệ tài trợ nợ vượt trội trong ASEAN

L.MỸ 21/03/2024 14:42

Theo chuyên gia ADB, lượng phát hành trái phiếu bền vững ở ASEAN chiếm tỷ trọng cao hơn trong nguồn vốn tài trợ bằng đồng nội tệ và tài trợ dài hạn trong năm 2023, nhờ sự tham gia của khu vực công.

>>>Mua lại trái phiếu trước hạn và khả năng thanh toán

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng Euro, theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Trái phiếu bền vững tăng trưởng cho thấy xu hướng huy động vốn dài hạn trên thị trường nợ tập trung hơn vào các

Trái phiếu bền vững tăng trưởng cho thấy xu hướng huy động vốn dài hạn trên thị trường nợ tập trung hơn vào các nhà phát hành có dự án chương trình mang lại lợi ích cho xác hội, môi trường. (Ảnh minh họa: T.L)

Cụ thể, lượng trái phiếu bền vững tại các nền kinh tế này, được gọi chung là ASEAN+3, đạt 798,7 tỷ USD vào cuối năm 2023 và chiếm khoảng 20% tổng lượng trái phiếu bền vững toàn cầu, theo ấn bản mới nhất của báo cáo Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á được công bố hôm nay.

Thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng Euro lần lượt đạt 4 nghìn tỷ và 1,5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2023. Trái phiếu bền vững là công cụ trái phiếu được sử dụng để tài trợ cho các dự án và chương trình mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, cho biết: “Lượng phát hành trái phiếu bền vững ở ASEAN chiếm tỷ trọng cao hơn trong nguồn vốn tài trợ bằng đồng nội tệ và tài trợ dài hạn trong năm 2023, nhờ sự tham gia của khu vực công. Sự tham gia của khu vực công không chỉ bổ sung vào nguồn cung trái phiếu bền vững, mà còn đóng vai trò là hình mẫu cho khu vực tư nhân và giúp xác lập tiêu chuẩn định giá trong dài hạn cho những trái phiếu này ở thị trường trong nước.”

>>>Giảm dần rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Các thị trường ASEAN ghi nhận lượng phát hành trái phiếu bền vững ở mức 19,1 tỷ USD trong năm ngoái, chiếm 7,9% tổng lượng phát hành tại thị trường trái phiếu bền vững ASEAN+3, so với mức 2,5% thị phần phát hành trái phiếu chung của thị trường ASEAN trong ASEAN+3.

ASEAN có tỷ lệ tài trợ bằng đồng nội tệ và tài trợ dài hạn cao hơn trong phát hành trái phiếu bền vững, với 80,6% trái phiếu bền vững được phát hành bằng đồng nội tệ và kỳ hạn bình quân gia quyền theo quy mô là 14,7 năm. Con số này vượt trội so với các mức tương ứng là 74,3% và 6,2 năm ở ASEAN+3, cũng như so với mức 88,9% và 8,8 năm ở khu vực đồng Euro.

Các điều kiện tài chính ở khu vực Đông Á mới nổi được cải thiện đôi chút trong thời gian từ ngày 1 tháng 12 đến ngày 29 tháng 2, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Mỹ) được kỳ vọng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong khi lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải và hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều tăng trưởng ổn định. Thị trường chứng khoán gia tăng tại sáu trong số chín nền kinh tế khu vực, với dòng vốn nước ngoài ròng vào khu vực được ghi nhận đạt tổng cộng 17,4 tỷ USD. Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm các nền kinh tế thành viên của ASEAN; Trung Quốc; Hồng Kông, Trung Quốc; và Hàn Quốc.

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của khu vực Đông Á mới nổi tăng 2,5% trong quý cuối cùng của năm 2023 lên 25,2 nghìn tỷ USD. Tổng lượng phát hành trái phiếu giảm 4,8% so với quý trước do hầu hết các chính phủ đã đáp ứng yêu cầu cấp vốn trong những quý trước, trong khi Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm trong hoạt động vay của doanh nghiệp giữa bối cảnh triển vọng kinh tế yếu kém.

Cơ cấu

Cơ cấu trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam. (Nguồn: ADB)

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 0,4% so với quý trước do khối lượng lớn tín phiếu ngân hàng nhà nước đáo hạn. Tổng cộng đã có 360,3 nghìn tỷ đồng (14,8 tỷ USD) tín phiếu đáo hạn trong quý cuối cùng của năm 2023, trong khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngừng phát hành tín phiếu vào tháng 11. Dư nợ trái phiếu chính phủ chỉ tăng 2,0% so với quý trước do lượng phát hành giảm, trong khi lượng trái phiếu doanh nghiệp tăng 6,8% sau đợt sụt giảm trong quý trước.

ADB ghi nhận lãi suất trái phiếu chính phủ ở Việt Nam giảm ở hầu hết các kỳ hạn trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 12 năm 2023 đến ngày 29 tháng 2 năm 2024. Năm 2023, Ngân hàng nhà nước đã giảm lãi suất tái cấp vốn với tổng cộng 150 điểm cơ bản từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023, sau đó duy trì lãi suất ổn định kể từ tháng 7 năm 2023 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đáng chú ý theo ADB, phần lớn trái phiếu chính phủ của Việt Nam được nắm giữ bởi các công ty bảo hiểm và ngân hàng vào cuối tháng 12 năm 2023. Điều này khá tương tự với tỷ lệ chiếm tới 99,4% tổng số trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ được nắm giữ bởi bảo hiểm ngân hàng. Các công ty bảo hiểm vẫn là nhóm nhà đầu tư lớn nhất, với cổ phần nắm giữ của họ nhích lên tới 59,7% vào cuối vào tháng 12 năm 2023 từ mức 58,9% một năm trước đó. Trên mặt khác, tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng giảm xuống còn 39,6% từ 40,5% trong cùng thời kỳ. Do chỉ có hai nhóm nhà đầu tư thống trị trong chính phủ LCY thị trường trái phiếu, Việt Nam tiếp tục đạt mức cao nhất Điểm chỉ số Herfindahl–Hirschman (mức độ tập trung thị trường) so với các nước trong khu vực tại cuối tháng 12 năm 2023.

Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành bằng đồng nội tệ năm 2023, thông qua lượng phát hành ghi nhận tại cuối 2023, ADB cho rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang dần hồi phục. Chính phủ thực hiện các quy định nghiêm ngặt để phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kết hợp với lãi suất tiền gửi thấp của các ngân hàng, đã hỗ trợ cho phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cùng với đó, điểm nhấn trong báo cáo: Ngành ngân hàng vẫn nhà phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Công ty chứng khoán nặng phân phối trái phiếu còn rủi ro tài sản

    Công ty chứng khoán nặng phân phối trái phiếu còn rủi ro tài sản

    12:36, 16/03/2024

  • Doanh nghiệp lạ

    Doanh nghiệp lạ "hút" thành công 1.250 tỷ đồng từ trái phiếu là ai?

    06:00, 21/03/2024

  • Giảm dần rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

    Giảm dần rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

    03:00, 13/03/2024

  • “Điểm sáng” trái phiếu doanh nghiệp

    “Điểm sáng” trái phiếu doanh nghiệp

    03:40, 08/03/2024

  • Nâng cao chất lượng trái phiếu doanh nghiệp

    Nâng cao chất lượng trái phiếu doanh nghiệp

    03:49, 04/03/2024

L.MỸ