“Điểm sáng” trái phiếu doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) 2024 được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển động tích cực, song cũng đối mặt với những thách thức.

>>> Tăng cường khung pháp lý cho thị trường TPDN: Nhận diện áp lực 2024

DĐDN có cuộc trao đổi với ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Saigon Ratings, xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, đâu là cơ sở kỳ vọng chuyển động tích cực của thị trường TPDN 2024?

Năm 2023, các doanh nghiệp tập trung mua lại TPDN trước hạn khá lớn. Điều này giúp doanh nghiệp có điều kiện phát hành mới, với chi phí thấp hơn.

Ngoài ra, Saigon Ratings ghi nhận đặc biệt từ quý IV/2023, doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến xếp hạng tín nhiệm (XHTN). Hiện chúng tôi đang XHTN khoảng gần 70 doanh nghiệp, bao gồm cả FDI và trong nước, ở các lĩnh vực khác nhau. Đây là tín hiệu tích cực của thị trường.

- Với tỷ trọng phát hành nghiêng về 2 ngành dẫn đầu là ngân hàng và bất động sản, đây có phải là những doanh nghiệp đi đầu quan tâm đến XHTN, thưa ông?

Chúng tôi ghi nhận nhiều đơn vị với năng lực tài chính, ngành nghề khác nhau, như hạ tầng giao thông với dự án BOT, hàng không, may mặc, du lịch, năng lượng và bất động sản… Đây đều là những ngành nghề tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần nói tới tác động của chính sách. Một số quy định của Nghị định 08/2023 đã hết hiệu lực, và tuy chưa có yêu cầu chính thức nhưng đồng nghĩa việc áp dụng trở lại Nghị định 65/2022, bắt buộc các doanh nghiệp trong nhóm đúng điều kiện và đối tượng XHTN. Cùng với đó là việc áp dụng quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tôi cho rằng việc áp dụng các quy định này sẽ giúp thị trường ngày càng minh bạch và bảo vệ tốt hơn cho chính nhà đầu tư.

>>> Sau sàng lọc, xử lý, thị trường TPDN xây bệ phóng mới bền vững

- Nhưng không thể phủ nhận thị trường còn nhiều thách thức sau giai đoạn khủng hoảng niềm tin. Theo ông, đâu là áp lực lớn nhất của thị trường TPDN năm 2024?

Theo thống kê của Saigon Ratings, trong năm 2024, tổng giá trị TPDN sẽ đến hạn là 276.990 tỷ đồng, trong đó có 41% thuộc nhóm bất động sản với gần 113.486 tỷ đồng, tiếp sau đó là nhóm ngân hàng với gần 54.497 tỷ đồng, chiếm 20%. Với sức khỏe tài chính của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa cải thiện nhiều thì đây là áp lực cần theo dõi.

- Vậy ông có lưu ý gì với nhà đầu tư và tổ chức phát hành khi Nghị định 65/2022 được áp dụng trở lại?

Đối với nhà đầu tư, Nghị định 153/2020 không quy định về người/tổ chức đại diện theo pháp luật của trái chủ. Điều này khiến việc bảo vệ quyền lợi của trái chủ gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng tôi kiến nghị các nhà đầu tư trái phiếu cần thành lập hiệp hội bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trái phiếu. Hiệp hội này sẽ đóng vai trò bảo vệ các lợi ích hợp pháp và chính đáng của trái chủ bằng cách xây dựng cơ chế khởi kiện và tranh tụng tập thể. Tổ chức này sẽ được ủy nhiệm bởi các thành viên để chủ động khởi kiện hoặc tiến hành các biện pháp tố tụng khi cần thiết.

Đối với các tổ chức phát hành, cần nhanh chóng thực hiện việc chuẩn hóa hồ sơ tổ chức phát hành và trái phiếu theo hướng dẫn của Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Nghị định 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

Thêm vào đó, cần chuyên nghiệp hóa hơn việc minh bạch thông tin hoạt động và sức khỏe doanh nghiệp nhằm chủ động tiếp cận, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Điểm sáng” trái phiếu doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714230576 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714230576 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10