Tín hiệu tích cực từ nợ trái phiếu doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Việc nhiều doanh nghiệp địa ốc xoá “sạch” nợ trái phiếu trong thời gian qua đã đem lại tín hiệu tươi sáng hơn đối với thị trường.

>> Khơi thông thị trường trái phiếu bất động sản

Từ cuối năm 2023 tới đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã chủ động mua lại trước hạn nhiều lô trái phiếu, qua đó giúp tạo thêm niềm tin vào thị trường trái phiếu địa ốc sau một năm nhiều khó khăn.

 Thống kê dữ liệu của HNX, có 35 công ty bất động sản (BĐS) trong năm 2023 đã trả dứt điểm nợ vay từ trái phiếu.

Thống kê dữ liệu của HNX, có 35 công ty bất động sản (BĐS) trong năm 2023 đã trả dứt điểm nợ vay từ trái phiếu.

Tín hiệu vui đầu năm

Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (Mã: PDR) vừa công bố thông tin về kết quả mua lại toàn bộ hai lô trái phiếu với tổng mệnh giá 800 tỷ đồng và chi trả thêm 37,5 tỷ đồng để mua lại trước hạn lô trái phiếu PDR12204. Như vậy, chủ đầu tư này đã chính thức sạch nợ trái phiếu vào cuối năm 2023 như kế hoạch trước đó.

Ông Bùi Quang Anh Vũ - Tổng Giám đốc Phát Đạt cho hay, Phát Đạt tự đánh giá rằng doanh nghiệp mình vừa trải qua một “cơn bạo bệnh”, đã nỗ lực “trị bệnh” đúng cách, đúng hướng và bắt đầu phục hồi.

Theo ông Vũ, hiện doanh nghiệp có 6 dự án đủ điều kiện tốt nhất để tung ra thị trường với tổng doanh thu dự kiến hơn 40.000 tỷ đồng. Sản phẩm trọng tâm là căn hộ và đất nền, ngoài ra còn có sản phẩm BĐS du lịch. Trong thời gian tới, Phát Đạt sẽ tập trung phát triển các dự án phù hợp với nhu cầu ở thực của khách hàng để đạt được mức độ hấp thụ cao nhất của thị trường.

Ngoài Phát Đạt, một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Điền Phát Land, Công ty TNHH Hoa Kim Anh, Công ty TNHH Vinh An Điền, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Đắk Lắk, Công ty TNHH Minh Khang Điền, Công ty TNHH MTVSunrise Power Đăk Psi, Công ty CP City Garden, Công ty CP Hong Lim Land, Công ty CP Địa ốc Downtown, Năm Bảy Bảy, C.E.O, HDG là những cái tên thông báo đã giải quyết xong việc mua lại trái phiếu trước hạn. Để xóa hết nợ trái phiếu, các doanh nghiệp này đã chi số tiền khoảng hơn 5,1 ngàn tỷ đồng.

Triển vọng kinh doanh tươi sáng là một lý do giúp các công ty huy động được dòng tài chính. Như Công ty CP Đầu tư BĐS Đông Dương ghi nhận mức lãi “khủng” sau nửa đầu năm 2023, nhờ đó thanh toán hết nợ cho các trái chủ với tổng số tiền 1.200 tỷ đồng.

Tương tự, Tập đoàn Hateco cuối năm vừa qua cũng đã lãi đậm 421 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ năm trước, tạo điều kiện thuận lợi để Hateco tất toán đúng hạn lô trái phiếu 310 tỷ đồng kết thúc vào tháng 3/2023.

>> Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản: Tín hiệu vui đầu năm 2024

Đây là tín hiệu mới tạo thêm niềm tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong năm mới. Cho thấy các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã bắt đầu phát huy tác dụng. Đặc biệt, sau khi Nghị định 08 của Chính phủ với các quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có hiệu lực, đã góp phần khơi thông dòng vốn và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư với kênh huy động vốn quan trọng trong trung, dài hạn cho nền kinh tế.

Khó khăn trái phiếu vẫn sẽ bủa vây?

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thị trường trái phiếu BĐS trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn. Năm 2024, riêng lĩnh vực BĐS có lượng đáo hạn trái phiếu ở mức cao (khoảng 134 nghìn tỉ đồng), tương đương tổng giá trị phát hành trong cả 2022 và 2023. Áp lực là không nhỏ, nhưng khi các nút thắt về chính sách liên tục được tháo gỡ sẽ giúp niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại, từ đó thị trường có thể phát triển lành mạnh và hiệu quả.

Theo đánh giá của các chuyên gia FPTS, tình hình hoạt động của ngành BĐS, cũng như thời hạn của các cơ chế hỗ trợ hiện nay chỉ ra việc huy động vốn vay trên cả hai kênh chính đều sẽ khó khăn hơn trong năm 2024. Bởi lẽ, các ngân hàng dự kiến sẽ thắt chặt cho vay hơn. Do nợ xấu trong ngành BĐS tăng lên 2,9% vào tháng 9/2023 (tăng 1,2 điểm phần trăm so với đầu năm), mặc dù đã có cơ chế giãn nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN (có hiệu lực đến ngày 30/6/2024).

Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Theo đó, ba điều khoản của Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực trở lại từ ngày 1/1/2024 (đang tạm dừng bởi Nghị định 08/2023/NĐ-CP. Các điều khoản này bao gồm việc thắt chặt yêu cầu xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và giảm thời gian phân phối trái phiếu.

Dù vậy, cũng có những ý kiến đặt niềm tin vào thị trường trái phiếu BĐS sẽ được khắc phục. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dần quay trở lại. Cùng với đó là những giải pháp cụ thể và sự phục hồi của nền kinh tế. Ông Chi cho rằng, thị trường trái phiếu năm 2024 sẽ có sự tăng trưởng bền vững. Chất lượng của thị trường sẽ được nâng lên một bước đối với cả các tổ chức phát hành, các doanh nghiệp phát hành cũng như nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ.

Ngoài ra, theo dự báo từ VIS Rating, trong thời gian tới, các doanh nghiệp địa ốc có thể cải thiện khả năng trả nợ nhờ vào sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh, tạo ra dòng tiền và khả năng tiếp cận nguồn tài chính mới. Điều này dự kiến sẽ làm chậm quá trình hình thành nợ xấu và số lượng trái phiếu mới có tiềm ẩn rủi ro tại các ngân hàng từ năm 2024.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tín hiệu tích cực từ nợ trái phiếu doanh nghiệp tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714426448 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714426448 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10