Đáo hạn trái phiếu bất động sản tăng mạnh trong quý 3

VI ANH 10/07/2023 05:00

Theo HNX, áp lực đáo hạn tập trung vào tháng 9 với giá trị cao nhất đạt 32,6 nghìn tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chịu áp lực lớn về dòng tiền và liên tục xin gia hạn các lô trái phiếu.

>>Thị trường văn phòng "chuyển mình": Gia tăng các tiện ích, giữ chân nguồn nhân lực

Sau khi tổng hợp dữ liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, đến cuối tháng 6 năm nay, tổng giá trị trái phiếu sẽ đáo hạn trong năm 2023 là 116,5 nghìn tỷ đồng.

Áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng 

Trong nửa cuối năm nay, nếu không có hoạt động mua lại trước hạn thì áp lực đáo hạn sẽ tập trung vào tháng 9 với giá trị cao nhất đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tiếp đến sẽ là tháng 12 với 24,4 nghìn tỷ đồng.

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh vào cuối năm.

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh vào cuối năm.

Cụ thể trong tháng 7 này, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 19,4 nghìn tỷ đồng. Nếu không tính các lô trái phiếu trị giá 7,2 nghìn tỷ đồng do Setra (3,75 nghìn tỷ) và Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận (3,45 nghìn tỷ) thuộc nhóm doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát, phát hành năm 2020 và đáo hạn vào ngày 31/7/2022, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong tháng 7 là 12,2 nghìn tỷ đồng, không bao gồm trái phiếu của các ngân hàng.

Ngoài ra, còn có một số lô trái phiếu đáo hạn khác bao gồm: FE Credit có 4 lô trái phiếu đáo hạn tổng trị giá 1,4 nghìn tỷ đồng; Nhóm Novaland với tổng giá trị đáo hạn là 1,738 nghìn tỷ đồng, trong đó Novaland Group có hai lô trái phiếu, một trị giá 1,3 nghìn tỷ đồng đáo hạn vào ngày 20/7 và một trị giá gần 138 tỷ đồng đáo hạn vào ngày 23/7; Công ty CP Phúc Long Vân có trái phiếu đáo hạn trị giá 1,350 nghìn tỷ đồng vào ngày 12/7; Công ty TNHH Bất động sản Vĩnh Xuân và Hà An có trái phiếu đáo hạn trị giá 300 tỷ đồng và 250 tỷ vào ngày 10/7...

Tính đến ngày 26/06/2023, theo báo cáo của HNX, tổng cộng có 59 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm thanh toán lãi hoặc nợ gốc với tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là khoảng 159,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 14,6%) dư nợ toàn thị trường.

Trong quý 3, con số này sẽ tiếp tục tăng lên với khoảng hơn 75 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong đó nhóm bất động sản chiếm lớn nhất với gần 43,6% giá trị sau đó đến các nhóm tài chính - ngân hàng.

Cụ thể trong tháng 7 này, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn là 19,4 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính đã triển khai kế hoạch khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp và vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7.

Giải pháp gỡ khó cho trái phiếu bất động sản 

>>Gói tín dụng cho nhà ở xã hội: Hơn 6.200 tỷ đồng được giải ngân

Theo VNDirect, từ tháng 3 đến cuối tháng 6, hơn 30 tổ chức phát hành đạt được thỏa thuận gia hạn thanh toán trái phiếu với tổng giá trị hơn 42.000 tỷ đồng.

Thời gian gia hạn của các lô trái phiếu đã được gia hạn đa dạng từ 1 - 24 tháng. Cùng với đó, lãi suất trái phiếu được thỏa thuận tăng so với lãi suất ban đầu với mức từ 0,5% - 3% tùy theo khoảng thời gian gia hạn của trái phiếu.

Phần đông tổ chức phát hành gia hạn lượng lớn trái phiếu đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Điển hình như Novaland cũng đạt thỏa thuận gia hạn 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.750 tỷ đồng; Hưng Thịnh Land gia hạn 1.200 tỷ đồng với thời gian kéo dài 6-7 tháng so với ban đầu. 

Gia hạn thời gian đáo hạn trái phiếu được xem là giải pháp tình thế, giúp tổ chức phát hành có thêm thời gian phục hồi sản xuất kinh doanh và tạo ra dòng tiền trả nợ. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thương lượng để gia hạn trái phiếu doanh nghiệp. Thời điểm này, thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền và khả năng tiếp cận vốn nên số lượng các doanh nghiệp chậm trả vẫn gia tăng. 

Mới đây, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương, theo dự thảo Nghị quyết, Ngân hàng Nhà nước cam kết đảm bảo thanh khoản và ổn định mặt bằng lãi suất, nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, cần đơn giản hoá thủ tục vay vốn và tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng.

Bộ Tài chính đã triển khai kế hoạch khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp và vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7. Đồng thời, Bộ cũng tính toán thời hạn, hình thức, phương thức huy động vốn và phát hành trái phiếu Chính phủ, theo tiến độ thu, chi và giải ngân vốn đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc điều chỉnh chính sách thuế để điều tiết, phát triển thị trường bất động sản là cần thiết nhằm hỗ trợ thị trường này trong trung và dài hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bất động sản

    Doanh nghiệp bất động sản "bung hàng" trở lại

    13:00, 08/07/2023

  • Kịch bản nào cho thị trường bất động sản Hà Nội nửa cuối năm?

    Kịch bản nào cho thị trường bất động sản Hà Nội nửa cuối năm?

    05:00, 08/07/2023

  • Bộ Xây dựng: Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn cho bất động sản

    Bộ Xây dựng: Doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn cho bất động sản

    03:00, 08/07/2023

  • VARs tiếp tục “sứ mệnh” bảo vệ quyền lợi nhà môi giới bất động sản

    VARs tiếp tục “sứ mệnh” bảo vệ quyền lợi nhà môi giới bất động sản

    15:31, 07/07/2023

  • Thông tư 06/2023/TT-NHNN có tác động đến bất động sản và ngân hàng?

    Thông tư 06/2023/TT-NHNN có tác động đến bất động sản và ngân hàng?

    12:05, 07/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đáo hạn trái phiếu bất động sản tăng mạnh trong quý 3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO