Rủi ro “bom nợ” từ trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn kéo dài

Diendandoanhnghiep.vn Các tổ chức quốc tế cho rằng trái phiếu bằng đồng USD của doanh nghiệp Trung Quốc vẫn là một “quả bom” khi các nhà phát triển địa ốc còn khó, và TPCP nước này cũng bị Moody’s hạ triển vọng.

>> Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu bất động sản của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao

Nguy cơ vỡ nợ lan rộng

Theo các nhà quản lý tiền tệ, trái phiếu bằng đồng USD được bán bởi các nhà phát triển Trung Quốc vẫn là một “quả bom nổ chậm” đối với các nhà đầu tư, khi một năm thua lỗ và vỡ nợ trong lĩnh vực bất động sản sắp kết thúc.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Ảnh: Bloomberg

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Ảnh: Bloomberg

Andy Suen, chuyên gia tại PineBridge Investments - công ty quản lý 155,2 tỷ USD các loại tài sản toàn cầu tính đến tháng 9/2023 cho biết: “Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ. Chúng tôi không có niềm tin cao trong lĩnh vực này và vẫn giữ thái độ rất thận trọng”.

Chỉ số ICE Bank of America Index phản ánh, trái phiếu lãi suất cao bằng đồng USD của Trung Quốc chủ yếu là nợ bất động sản đã mất 22% từ đầu năm đến nay, sau khi sụt giảm 33% trong hai năm qua.

Trước đó, Country Garden, từng được coi là một nhà phát triển bất động sản tư nhân lành mạnh về mặt tài chính, nhưng đã sa lầy vào khủng hoảng gần đây và tiếp tục bỏ lỡ khoản thanh toán lãi suất trái phiếu trị giá 60 triệu USD vào tháng 10. Trong khi đó, Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc đang chờ một phiên điều trần khác vào tháng tới khi quá trình phá sản vẫn tiếp tục diễn ra.

Chia sẻ trên SCMP, vị chuyên gia tại PineBridge Investments nói: “Chúng tôi đã chứng kiến làn sóng vỡ nợ lớn nhất, năm nay khó khăn vẫn tiếp tục lan rộng trong ngành bất động sản khi quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch của Trung Quốc chậm lại. Có thể sẽ có thêm nhiều vụ vỡ nợ hơn nữa khi đà bán hàng suy yếu và giá cả giảm mạnh”.

Đồng thời, PineBridge cũng cắt giảm mức phân bổ quỹ của mình cho nợ của Trung Quốc xuống khoảng 20% từ 30%, bao gồm cả việc cắt toàn bộ lượng trái phiếu do tập đoàn bất động sản tư nhân Dalian Wanda và Country Garden nắm giữ.

Quan điểm này cộng hưởng với những lo ngại về tình trạng thị trường bất động sản Trung Quốc vốn đã xấu đi, bất chấp các biện pháp do nhà nước hỗ trợ nhằm thúc đẩy mua nhà ở nhiều thành phố đại lục.

Tương tự, trong một báo cáo tháng trước, Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo, tỷ lệ vỡ nợ đối với trái phiếu bất động sản lợi suất cao sẽ vẫn tăng cao trong năm tới khi doanh số bán nhà tiếp tục trượt dốc, gây thêm căng thẳng cho các điều kiện thanh khoản vốn đã khó khăn.

>> Trung Quốc chao đảo vì làn sóng vỡ nợ trái phiếu bất động sản

Moody’s hạ triển vọng TPCP Trung Quốc

Mới đây, Moody's Investor Service cũng hạ triển vọng trái phiếu chính phủ (TPCP) Trung Quốc từ ổn định xuống tiêu cực và giữ nguyên xếp hạng ở mức A1.

Bộ Tài chính Trung Quốc cho rằng, những lo ngại của Moody's về triển vọng tăng trưởng kinh tế và tính bền vững tài chính của nước này là không cần thiết

Bộ Tài chính Trung Quốc cho rằng, những lo ngại của Moody's về triển vọng tăng trưởng kinh tế và tính bền vững tài chính của nước này là không cần thiết

Cơ quan này lý giải, quyết định hạ mức triển vọng dựa trên việc Chính phủ Trung Quốc và khu vực công sẽ hỗ trợ tài chính cho các chính quyền khu vực và địa phương, cũng như các doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn về tài chính, gây rủi ro suy giảm lớn đối với tài chính, kinh tế và sức mạnh thể chế.

“Triển vọng của Moody's cũng tính đến rủi ro gia tăng liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trung hạn thấp hơn và mang tính cơ cấu, cũng như việc thu hẹp quy mô liên tục của lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, “tính hiệu quả” của một số chính sách do Bắc Kinh triển khai, bao gồm các chiến lược nhằm tái cân bằng kinh tế, đồng thời ngăn ngừa rủi ro đạo đức và kiềm chế tác động lên bảng cân đối kế toán của quốc gia cũng là một dấu hỏi", cơ quan này cho biết thêm.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Trung Quốc cho rằng, những lo ngại của Moody's về triển vọng tăng trưởng kinh tế và tính bền vững tài chính của nước này là không cần thiết.

Lần gần đây nhất, Moody's hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc là vào năm 2017, các quan chức Trung Quốc vào thời điểm đó gọi động thái này là "không phù hợp". Lần hạ cấp mới nhất này xảy ra vào thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị xem xét sự phục hồi sau đại dịch Covid-19 và đưa ra các chính sách kinh tế cho năm tới.

Bộ Tài chính cho biết thêm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn là “động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu” với các dấu hiệu ổn định ngày càng tăng kể từ đầu quý 3/2023. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ duy trì xu hướng tích cực trong dài hạn, những rủi ro liên quan đến thị trường bất động sản và nợ chính quyền địa phương đang nằm trong tầm kiểm soát.

Chỉ ra một loạt biện pháp từ chính quyền trung ương nhằm giảm bớt nợ tiềm ẩn của chính quyền địa phương, bao gồm thắt chặt phê duyệt các dự án mới, Bộ này khẳng định quy mô của các khoản nợ đó đã giảm dần và rủi ro cũng giảm. Tuy nhiên, xếp hạng của Trung Quốc vẫn thấp hơn mức xếp hạng Aaa hàng đầu dành cho Hoa Kỳ và Đức.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rủi ro “bom nợ” từ trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn kéo dài tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714332710 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714332710 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10