DPM “dè dặt” kế hoạch kinh doanh
Sau năm 2023 đầy khó khăn, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) tỏ ra “dè dặt” khi đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024.
>>>Thuế xuất khẩu phân bón "chặn đường" doanh nghiệp
Năm 2024, DPM đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng, với doanh thu dự kiến 12,8 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 542 tỷ đồng, chỉ tăng 2% so với 2023.
Lợi nhuận sau thuế “bốc hơi”
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023, DPM ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 107 tỷ đồng, giảm hơn 90,48% so với cùng kỳ 2022. Lũy kế năm 2023, DPM ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 543 tỷ đồng, giảm 90,28% so với năm 2022.
Theo Ban Lãnh đạo DPM, doanh thu và lợi nhuận năm 2023 giảm sút do giá nguyên liệu khí đầu vào tăng cao, cộng giá bán các loại phân bón giảm sâu từ mức nền cao năm 2022, trong khi doanh số bán hàng không hồi phục đủ để bù đắp.
Môt trong những điểm sáng của DPM là bức tranh tài chính khi doanh nghiệp này đã trả hết gốc nợ vay ngắn và dài hạn, khiến chi phí tài chính giảm 16,5% so với năm 2022.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của DPM là 13.322 tỷ đồng, giảm 24,73% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 9.594 tỷ đồng, giảm 29,34% (tương ứng gần 4.000 tỷ đồng). Tiền và các khoản tương đương tiền là 1.241 tỷ đồng, giảm 40,42%. Hàng tồn kho của ĐPM giảm 50,64% so với đầu năm, xuống 1.910 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ phải trả của DPM đến cuối năm 2023 là 1.764 tỷ đồng, giảm 52,08% so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn là 1.476 tỷ đồng, giảm hơn 50%.
>>>Áp thuế VAT với phân bón – “Một mũi tên trúng nhiều đích”
Với kế hoạch kinh doanh thận trọng, DPM cũng chỉ dự kiến bán 870.000 tấn urê và 143.100 tấn NPK. Về phân phối lợi nhuận, DPM dự định chi trả cổ tức tiền mặt 15% năm 2024.
Triển vọng kinh doanh
CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận thấy các yếu tố, như bất ổn địa chính trị, điều kiện thời tiết cực đoan, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng trưởng ổn định đã khiến giá của các mặt hàng nông sản chủ đạo gồm lúa gạo, lúa mì và ngô trong năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao so với trung bình 10 năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ các mặt hàng trên cũng đang duy trì thấp hơn mức trung bình 7 năm, nghĩa là nguồn cung lúa gạo, lúa mì và ngô đang ở trong trạng thái thắt chặt nếu so sánh tương quan với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.
KBSV cho rằng giá cả neo ở mức cao và nguồn cung thắt chặt sẽ tạo động lực cho các nước gia tăng sản lượng nông sản, giúp nhu cầu tiêu thụ phân bón trên thế giới gia tăng.
Theo IRI, hiện tượng El Nino có thể sẽ suy yếu dần sau quý 1/2024, sau đó sẽ dần chuyển sang giai đoạn trung tính và có xác suất cao sẽ chuyển sang giai đoạn La Nina giữa tháng 7 và tháng 9 năm 2024. KBSV kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ urê của châu Á sẽ bắt đầu hồi phục rõ nét kể từ quý 2/2024 nhờ thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng hơn.
Với cơ cấu không nợ vay, nhu cầu phân bón phục hồi, cộng với lượng tiền mặt lớn và dự báo nhu cầu đầu tư ở mức tối thiểu, DPM có thể sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2024. Tuy nhiên, DPM có thể đối mặt một số rủi ro, như Trung Quốc nới hạn chế xuất khẩu; tình hình thiếu khí vẫn căng thẳng (Giá khí đầu vào ngang với mức 2023)…
Có thể bạn quan tâm
Tăng quản trị rủi ro trên thị trường chứng khoán
11:10, 20/03/2024
Chứng khoán vẫn còn hấp dẫn dài hạn
02:00, 18/03/2024
Hàng loạt nhà đầu tư F0 đón sóng thị trường chứng khoán
05:03, 16/03/2024
Công ty chứng khoán nặng phân phối trái phiếu còn rủi ro tài sản
12:36, 16/03/2024
Thấy gì từ tín dụng chứng khoán, bất động sản tăng, trong khi các ngành giảm?
11:00, 14/03/2024