Doanh nghiệp địa ốc “đau đầu” xoay tiền đáo hạn trái phiếu

VI ANH 28/03/2024 05:00

Sự sụt giảm mạnh đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 3/2024 cho thấy, các doanh nghiệp địa ốc sẽ "chật vật" xoay xở tiền khi đáo hạn trái phiếu.

>>Bất động sản, ngân hàng vắng mặt - Trái phiếu doanh nghiệp dò đáy phát hành mới

Dựa trên dữ liệu của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong tháng 3/2024 (tính tới ngày 25/3), chỉ có 2 doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành công là Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển thương mại Việt An (phát hành 1.250 tỷ đồng) và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển bất động sản Hải Đăng (2 đợt phát hành tổng cộng 2.500 tỷ đồng).

Sự sụt giảm mạnh đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đến hạn trong phần còn lại của năm 2024 khoảng 99.234 tỷ đồng.

Lượng phát hành trái phiếu sụt giảm

Có thể thấy, trong 25 ngày đầu tiên của tháng 3 (tính từ ngày công bố thông tin), lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành chỉ đạt 3.750 tỷ đồng, giảm 85,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm (đến ngày 25/3), lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt 10.715 tỷ đồng, giảm 61,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

>>Doanh nghiệp địa ốc "nặng gánh" khoản nợ trái phiếu

Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư và chính các doanh nghiệp vào kênh phát hành trái phiếu vẫn chưa thực sự phục hồi. Có thể thấy, một phần nguyên do đến từ áp lực đáo hạn trái phiếu trong năm 2024 vẫn còn rất lớn.

Theo các thống kê, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong phần còn lại của năm là 258,239 tỷ đồng, trong đó, 38% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 99.234 tỷ đồng. Mặc dù đã có sự cải thiện so với ước tính của năm 2023, nhưng đây vẫn là con số rất lớn cho sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng dù thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu khởi sắc nhưng trước áp lực đáo hạn trái phiếu 2024, các doanh nghiệp địa ốc được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

dù thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu khởi sắc nhưng trước áp lực đáo hạn trái phiếu 2024, các doanh nghiệp địa ốc được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Trước áp lực đáo hạn trái phiếu 2024, các doanh nghiệp địa ốc được dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh:VA

Thách thức không dễ giải quyết

Thực tế, thị trường bất động sản vẫn đang chứng kiến tốc độ phục hồi chậm, phân khúc “ấm” lên tập trung vào chung cư. Hoạt động cấp phép dự án vẫn chậm, khiến nguồn cung khó cải thiện nhanh thời gian tới. Từ đó khiến việc cân đối cung - cầu chưa thể cải thiện, kéo theo sức khỏe tài chính của chủ đầu tư suy yếu.

Như ông Dương Đức Hiếu - Giám đốc phân tích cao cấp Khối Xếp hạng và Nghiên cứu (VIS Ratings) chia sẻ, khả năng trả nợ chủ đầu tư ở mức thấp nhất nhiều năm qua tính tới cuối năm 2023 và khả năng này chưa được cải thiện rõ ràng trong năm 2024, nếu nhìn từ đòn bẩy tài chính mà các doanh nghiệp này sử dụng, đặc biệt là lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn.

Áp lực là không nhỏ, nhưng khi các nút thắt về chính sách liên tục được tháo gỡ sẽ giúp niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại, từ đó thị trường có thể phát triển lành mạnh và hiệu quả. Trong đó, vai trò quan trọng nhất vẫn là từ phía doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, doanh nghiệp địa ốc cần có kế hoạch cụ thể, khả thi thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, nhất là trong năm 2024. Đồng thời, hướng tới minh bạch, cụ thể hồ sơ thuế, tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán…

Dù vậy, cũng có những ý kiến đặt niềm tin vào thị trường trái phiếu bất động sản sẽ được khắc phục. Theo dự báo từ VIS Rating, trong thời gian tới, các doanh nghiệp địa ốc có thể cải thiện khả năng trả nợ nhờ vào sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh, tạo ra dòng tiền và khả năng tiếp cận nguồn tài chính mới. Điều này dự kiến sẽ làm chậm quá trình hình thành nợ xấu và số lượng trái phiếu mới có tiềm ẩn rủi ro tại các ngân hàng từ năm 2024.

Ở góc nhìn tích cực hơn, ông Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản sẽ không gặp cú sốc thanh khoản nào trong năm 2024, nhờ các kênh tiếp cận vốn khác như tín dụng ngân hàng hay phát hành cổ phiếu khá thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng dương, dù tín dụng chung tăng trưởng âm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng thuận lợi trong phát hành cổ phiếu tăng vốn.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp lạ

    Doanh nghiệp lạ "hút" thành công 1.250 tỷ đồng từ trái phiếu là ai?

    06:00, 21/03/2024

  • Doanh nghiệp địa ốc

    Doanh nghiệp địa ốc "nặng gánh" khoản nợ trái phiếu

    14:45, 29/02/2024

  • Kỳ vọng thị trường trái phiếu bất động sản

    Kỳ vọng thị trường trái phiếu bất động sản

    11:15, 16/02/2024

  • Trái phiếu bất động sản khó

    Trái phiếu bất động sản khó "hạ cánh mềm" năm 2024?

    03:00, 15/02/2024

  • Yếu tố vĩ mô hỗ trợ thị trường bất động sản

    Yếu tố vĩ mô hỗ trợ thị trường bất động sản

    04:00, 27/03/2024

  • Bất động sản giảm rủi ro tái cấp vốn

    Bất động sản giảm rủi ro tái cấp vốn

    03:34, 27/03/2024

VI ANH