Doanh nghiệp địa ốc "nặng gánh" khoản nợ trái phiếu

Diendandoanhnghiep.vn Sau thời gian dài ảm đạm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc từ 6 tháng cuối năm 2023 nhờ những chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

>> Kỳ vọng thị trường trái phiếu bất động sản

Tuy nhiên, áp lực với thị trường trái phiếu trong năm 2024 vẫn còn rất lớn, khi tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong phần còn lại của năm là 258,239 tỷ đồng. Trong đó, 38% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với khoảng 99.234 tỷ đồng.

Năm 2024, lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp địa ốc ước tính vào khoảng trên 120.000 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Nhiều lô trái phiếu giá trị lớn được phát hành bởi các doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết hoặc mới thành lập

Áp lực đáo hạn vẫn lớn

Dựa trên thông tin được công bố trên HNX, năm 2024 sẽ chứng kiến một loạt lô trái phiếu trị giá hàng nghìn tỷ đồng đáo hạn. 

Có thể nhắc đến lô trái phiếu mã GHICB2124001 của Công ty CP Đầu tư Golden Hill (chủ đầu tư của dự án cao ốc tại số 87 đường Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM) đáo hạn vào ngày 15/4/2024 với trị giá phát hành 5.760 tỷ đồng.

>> Trái phiếu bất động sản khó "hạ cánh mềm" năm 2024?

Tương tự, một loạt các lô trái phiếu bất động sản có giá trị trên 4.000 tỷ đồng cũng sẽ đáo hạn trong năm nay, bao gồm: Lô trái phiếu có mã SPN12301 của Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh và phát triển đô thị Phương Nam, có trị giá lên đến 4.695 tỷ đồng và sẽ đáo hạn vào tháng 9/2024; hai lô trái phiếu có mã HYD22301 và HYD22302 của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Hưng Yên với giá trị phát hành lần lượt là 4.450 tỷ đồng và 2.750 tỷ đồng, đều đáo hạn vào tháng 3 tới.

 khi các nút thắt về chính sách liên tục được tháo gỡ sẽ giúp niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại, từ đó thị trường có thể phát triển lành mạnh và hiệu quả.

Khi các nút thắt về chính sách liên tục được tháo gỡ sẽ giúp niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại, giúp thị trường địa ốc phát triển lành mạnh. Ảnh:VA

Báo cáo mới nhất của FiinRatings chỉ ra trong bối cảnh khó khăn bủa vây, nhóm doanh nghiệp bất động sản sẽ phải chịu áp lực thanh toán rất lớn đến từ hơn 120.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong năm 2024, mức kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Trước áp lực đáo hạn trái phiếu còn lớn, trong ngắn hạn, việc đẩy mạnh đàm phán gia hạn trái phiếu là cách tốt nhất doanh nghiệp có thể làm để giảm áp lực. Bởi nếu tính đến phương án hoán đổi tài sản sẽ không dễ dàng khi chính tài sản lại đang bị chôn chặt tại các ngân hàng.

Vẫn cần thêm trợ lực

Áp lực là không nhỏ, nhưng khi các nút thắt về chính sách liên tục được tháo gỡ sẽ giúp niềm tin của nhà đầu tư quay trở lại, từ đó thị trường có thể phát triển lành mạnh và hiệu quả. Nhưng vai trò quan trọng nhất vẫn là từ phía doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, doanh nghiệp địa ốc cần có kế hoạch cụ thể, khả thi thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, nhất là trong năm 2024. Đồng thời, hướng tới minh bạch, cụ thể hồ sơ thuế, tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán…

Đồng quan điểm, VARS khuyến nghị doanh nghiệp cần tận dụng quãng thời gian này để tái cơ cấu lại các khoản nợ. Đồng thời, nghiêm túc cân nhắc bán bớt tài sản, thậm chí chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ để có dòng tiền, tích cực hoàn thiện các dự án có thể thanh khoản nhanh.

Những biện pháp tái cơ cấu mang tính dài hạn được cho sẽ đưa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đi theo hướng bền vững hơn. Bởi như nhóm phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nhận định, việc đàm phán gia hạn chỉ giúp làm chậm quá trình thanh toán và trong nhiều trường hợp, có thể làm tăng chi phí lãi suất cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, các chuyên gia của VARS cho rằng, cần có các cơ chế, chính sách để phát triển quỹ đầu tư bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản… thay vì phụ thuộc các nguồn vốn quen thuộc như tín dụng nhà băng và trái phiếu doanh nghiệp.

Dù vậy, cũng có những ý kiến đặt niềm tin vào thị trường trái phiếu bất động sản sẽ được khắc phục. Theo dự báo từ VIS Rating, trong thời gian tới, các doanh nghiệp địa ốc có thể cải thiện khả năng trả nợ nhờ vào sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh, tạo ra dòng tiền và khả năng tiếp cận nguồn tài chính mới. Điều này dự kiến sẽ làm chậm quá trình hình thành nợ xấu và số lượng trái phiếu mới có tiềm ẩn rủi ro tại các ngân hàng từ năm 2024.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp địa ốc "nặng gánh" khoản nợ trái phiếu tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714335980 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714335980 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10