Thanh Hóa: Xây dựng và phát huy vai trò tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp
Nhằm xây dựng và phát huy vai trò tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã phối hợp với trường Chính trị tỉnh ký kết chương trình phối hợp.
>>Đảng viên làm kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ thực tiễn
Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp
Chiều ngày 12/04, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Khoa học: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay” và ký kết Chương trình phối hợp, nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng, nguồn lực, đổi mới sáng tạo, nâng cao hình ảnh, vị thế của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu, chỉ tiêu của các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và địa phương về xây dựng, phát triển tổ chức đảng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng trong doanh nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong doanh nghiệp, nhất từ khi thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 23/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025, công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng trong doanh nghiệp được nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được không ít tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; một số nơi chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng còn thấp; chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ hiệu quả thấp; trình độ, năng lực của đội ngũ đảng viên còn nhiều hạn chế... Đây là những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
Ông Lương Trọng Thành, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa chia sẻ, chương trình hôm nay là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển Thanh Hóa theo tinh thần Nghị quyết sô 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Để Hội thảo thành công tốt đẹp, đề nghị các đại biểu tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo và mạnh dạn nêu lên những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn trong xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức đảng trong doanh nghiệp.
Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong doanh nghiệp, đồng thời, đề xuất các giải pháp kiến nghị để các cấp có thẩm quyền tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong Doanh nghiệp; xây dựng văn hóa danh nghiệp và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong giai đoạn hiện nay, ông Trọng Thành nói.
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Đại hội lần thứ 13 của Đảng ta khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân”.
Bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững; doanh nghiệp Thanh Hóa cần phải chú trọng nâng cao nhận thức chính trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp. Đây là 2 nhiệm vụ song song, là mục tiêu then chốt, xuyên suốt trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. Qua thống kê, hiện nay trong số 99 doanh nghiệp BCH của Hiệp hội, có hơn 50 doanh nghiệp có tổ chức cơ sở Đảng. Có một số tổ chức đảng ở một số doanh nghiệp hoạt động rất tốt, xứng đáng là mô hình điển hình, cần được phát huy, nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp, ông Tiến Đoan chia sẻ.
Phát triển số lượng đảng viên trong doanh nghiệp
Ông Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, xác định việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên giúp doanh nghiệp hoạt động đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công nhân lao động có đủ năng lực, phẩm chất, nghiệp vụ, ta nghề và ý thức chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nội quy, quy định của doanh nghiệp. Vì vậy, ngay sau khi thành lập Doanh nghiệp (ngày 04/01/1995). Chỉ sau hơn 7 năm, bắt đầu từ 09/05/2002, công ty đã được thành lập chi bộ đảng theo quyết định thành lập của Ban thường vụ Thị xã Thanh Hóa (nay là Thành ủy Thành phố Thanh Hóa). Đây cũng là chi bộ Đảng thuộc Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được thành lập của Thành phố và của tỉnh Thanh Hoá.
Chi bộ chỉ có 06 đảng viên chính thức; sau 22 năm thành lập, Chi bộ được chuyển thành Đảng bộ cơ sở với 60 đảng viên sinh hoạt tại 5 chi bộ đảng. Kết nạp được 39 đảng viên mới. Qua thực tiễn tai công ty cho thấy; Việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên có vai trò hết sức quan trọng. Đối với bản thân công ty, sự lãnh đạo của Đảng ủy mang lại nhiều lợi thế giúp đơn vị phát triển và tạo dựng nét văn hóa riêng. Hội đồng quản trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức đảng hoạt động theo đúng điều lệ và các nguyên tắc của Đảng.
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết, tại Thanh Hóa, thực hiện chủ trương và Nghị quyết của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 23/4/2018 về phát triển tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với sự chỉ đạo quyết liệt, cùng những giải pháp toàn diện, hiệu quả, đến nay toàn tỉnh đã có trên 200 doanh nghiệp có tổ chức Đảng với hơn 9.000 Đảng viên là cán bộ lãnh đạo quản lý, người lao động tại các doanh nghiệp. Đây cũng là số lượng đảng viên trong doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, nhất là trong các tổ chức kinh tế tư nhân. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cần có những chính sách, quyết sách cũng như tuyên truyền định hướng để phát triển tăng về số lượng cũng như chất lượng đảng viên trong các tổ chức đảng trong doanh nghiệp.
>>Phát triển tổ chức Đảng trong doanh nghiệp - Cầu nối xây dựng văn hóa doanh nghiệp
>>Đảng viên: Lãnh đạo từ chỗ đứng của mình
Doanh nhân Vũ Thị Ngọc Anh, Bí thư Đảng ủy khu CN Lễ Môn, Chủ Tịch HĐQT kiêm Giám đốc cty Cp thiết bị giáo dục Hồng Đức, Nhiệm vụ phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể và phát triển Đảng viên trong doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi phát triển kinh tế thị trường, Nhà nước khuyến khích nhiều thành phần kinh tế phát triển trong đó có kinh tế tư nhân, Đảng ta đã rất quan tâm đến công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp bằng những chỉ thị, nghị quyết nội dung chỉ đạo về việc Đảng viên làm kinh tế tư nhân, xây dựng tổ chức Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Cơ chế thị trường tác động đến mọi mặt của xã hội, mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ xoay quanh vấn đề này. Vì vậy công tác Đảng cũng chưa được thực sự được quan tâm đúng mức.
Có thể bạn quan tâm
Đảng viên trẻ khởi nghiệp ở Kiên Giang
03:23, 13/02/2022
Đảng viên: Lãnh đạo từ chỗ đứng của mình
05:00, 11/05/2022
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp kết nạp Đảng viên mới và công bố công tác nhân sự
16:18, 15/09/2023
Đảng viên làm kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ thực tiễn
05:00, 20/10/2021
Đảng viên làm kinh tế tư nhân: Bước tiến của lý luận trên con đường thực tiễn
11:02, 28/07/2019
Quyết tâm đưa đảng viên không đủ tư cách ra khỏi đảng!
04:30, 25/02/2019