Doanh nghiệp sản xuất vừa đón sóng phục hồi vừa thích nghi quy định mới
Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội là rủi ro được đánh giá ở thế cân bằng.
>>>Sản xuất công nghiệp tăng nhẹ, cần thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến chế tạo tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện tăng 11,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%), đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm…
Về các nhóm hàng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện đứng đầu với doanh thu xuất khẩu 18,87 tỷ USD (tăng 34,78% so với cùng kỳ năm ngoái); xuất khẩu điện thoại và linh kiện đứng thứ hai với kim ngạch đạt 16,18 tỷ USD, doanh thu tăng gần 1 tỷ USD; xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 12,63 tỷ USD, tăng thêm hơn 1,1 tỷ USD.
Nhóm nông, lâm, thủy sản tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, cà phê tăng 54,2%, gạo tăng 40%, chè các loại tăng 27%, rau quả tăng 25,8%, nhân điều tăng 20,5%, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 21,1%. Trong những ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn rất tấp nập. Trên 5.300 phương tiện đã được làm thủ tục thông quan; trong đó, hơn 2.100 phương tiện là hoa quả xuất khẩu.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong quý 1 năm nay, nhu cầu tại các thị trường trên tăng lên đã tác động mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 25,77 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023. EU vươn lên là thị trường lớn thứ hai tăng trưởng xuất khẩu đạt 12,2 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh những con số tăng trưởng tích cực, đại diện một số tổ chức tài chính và hiệp hội nhấn mạnh đến những thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu trong ngắn hạn và dài hạn, cần sự chuyển đổi để thích ứng tốt với thay đổi của thị trường.
Các chuyên gia của WB đánh giá: rủi ro và cơ hội đối với triển vọng dự báo nhìn chung đang ở thế cân bằng. Tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị và thiên tai liên quan đến khí hậu gia tăng sẽ làm tăng rủi ro cho Việt Nam.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam vừa được công bố cho thấy mức tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, đạt 50,3 so với 49,9 điểm của tháng 3. Đây là lần cải thiện thứ ba trong 4 tháng qua phản ánh “sức khỏe” ngành sản xuất cải thiện nhẹ. Tuy nhiên, sự phục hồi này diễn ra từ từ và còn những bất định trong ngắn hạn.
Chưa kể sự phục hồi không đồng đều ở từng ngành nghề, chẳng hạn ngành vi tính tốt từ năm ngoái đến nay nhưng một số ngành khác lại đang bị ảnh hưởng.
Cũng giống như dệt may, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam nhận định, các quy định về các sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, các yêu cầu về giảm thiểu phát thải carbon đối với các sản phẩm sản xuất tại thị trường châu Âu là thách thức lớn với các nhà sản xuất, trong đó có Việt Nam.
Ngành giày dép được đánh giá là lĩnh vực gây ra nhiều phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Vì thế, khi EU áp dụng cơ chế CBAM thì ngành giày dép không thể không lưu tâm khi ngành này xuất khẩu vào thị trường EU chỉ đứng sau Trung Quốc với kim ngạch đạt khoảng 6 tỷ euro/năm.
Để tuân thủ được các yêu cầu trên, doanh nghiệp phải có những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị nguồn lực thực thi các yêu cầu trên như năng lượng xanh, chuyển đổi số để tiết giảm chi phí cũng như đổi mới công nghệ, thay đổi mô hình quản lý và sản xuất kinh doanh dựa trên dữ liệu; đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao kỹ năng, trình độ, hiểu biết, tay nghề cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp sản xuất hồi phục, tiêu thụ điện ở các tỉnh thành phía Nam tăng cao
00:30, 14/03/2024
Chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất và những “bài học”
14:00, 08/09/2023
Doanh nghiệp sản xuất cần một hệ thống CNTT tổng thể
01:04, 26/05/2023
Khơi dòng tiền cho doanh nghiệp sản xuất: Giảm áp lực vốn
04:15, 09/05/2023
Khơi dòng tiền cho doanh nghiệp sản xuất: Lựa chọn đúng đối tượng
04:00, 08/05/2023
Doanh nghiệp sản xuất cần cơ chế hỗ trợ chuyển đổi năng lượng xanh
03:45, 29/04/2023
Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số
15:28, 04/04/2023
Công nghệ số: Giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp sản xuất tăng trưởng và cạnh tranh
10:45, 24/03/2023
Đơn hàng tăng, “sức khỏe” của doanh nghiệp sản xuất được cải thiện
11:20, 05/03/2023
Đa dạng nguồn vốn cho doanh nghiệp sản xuất
03:00, 21/09/2022