Thức thời, sử dụng đúng công nghệ, tối ưu vật tư… Đâu mới là bài học trong chuyển đổi số ngành sản xuất?
2023 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, mọi nguồn lực và khoản đầu tư trong thời điểm này đều phải đảm bảo hiệu quả tối đa. Vì vậy với doanh nghiệp sản xuất việc quản lý quy trình một cách tối ưu đang trở thành vấn đề cấp thiết của các lãnh đạo, đặc biệt trong thời điểm các công nghệ như phân tích, cảm biến, robot, điện toán đám mây và công nghệ IoT đã trở nên ít tốn kém, khiến khả năng cạnh tranh cao hơn.
Điển hình như công ty nội thất Hà Lâm, doanh nghiệp chuyên thiết kế, sản xuất và thi công lắp đặt nội thất uy tín với những sản phẩm theo phong cách Châu Âu. Được biết công ty đã từng rất khó khăn khi đi tìm câu trả lời cho bài toán chuyển đổi số và quản lý dự án của mình, mặc dù nắm bắt được tầm quan trọng của việc áp dụng số hóa thế nhưng trên thị trường hiện tại có nhiều công ty cung cấp phần mềm khiến công ty khó lựa chọn được giải pháp phù hợp. Hơn nữa công ty kinh doanh lĩnh vực đặc thù, vì vậy đòi hỏi một phần mềm có thể tùy chỉnh và có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong quy trình sản xuất một cách nhanh chóng. Khác với các công ty sản xuất sản phẩm hàng loạt hay thương mại khác, công ty Hà Lâm chuyên thi công và lắp đặt các đơn hàng “may đo” theo từng nhu cầu cụ thể của khách hàng, và đây cũng là một bài toán khó cần lời giải để giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí nguyên liệu sản xuất đầu vào.
Sau khi áp dụng được giải pháp phần mềm phù hợp, công ty nội thất Hà Lâm đã kiểm soát được dây chuyền sản xuất theo đúng định lượng nguyên vật liệu dựa trên định mức sản xuất B.O.M động, tránh lãng phí tài nguyên và giảm thiểu sản phẩm lỗi. Hơn nữa, giải pháp giúp công ty quản lý toàn bộ quy trình sản xuất từ phòng bán hàng - Mua hàng - Sản xuất - Kho - Tài chính - Nhân sự tiền lương - CRM. Bên cạnh đó, phần mềm đưa ra được những công cụ báo cáo, phân tích từng đơn hàng cụ thể giúp công ty đưa ra những quyết định, chiến lược, chính sách hiệu quả kịp thời, thanh khoản được từng đơn hàng cụ thể.
Có thể thấy, ứng dụng chuyển đổi số đã giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất. Và để hiệu quả, các doanh nghiệp nên ưu tiên chuyển đổi số “sớm” để tăng khả năng cạnh tranh, ứng biến kịp thời với kịch bản kinh tế biến động sắp tới.
Tránh “bẫy” chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất.
Trong doanh nghiệp sản xuất, sự liên kết công đoạn trong quy trình chính là điều quan trọng nhất, bởi vậy nhiều doanh nghiệp dính “bẫy” chuyển đổi số khi nghĩ chỉ áp dụng “một phần” số hóa là sẽ hiệu quả, điều này dẫn tới quá trình vận hành thiếu trơn tru, không thể liên kết giữa các bộ phận, tình trạng rời rạc, khó kiểm soát và không hiệu quả diễn ra thường xuyên. Vì vậy để hiệu quả doanh nghiệp cần có một chiến lược cụ thể, tạo nền tảng vững chắc ngay từ những bước đi đầu tiên.
“Bẫy” thứ 2 của là về chi phí, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi để sở hữu một phần mềm có thể tùy chỉnh, nhiều công năng, hỗ trợ tất cả các bộ phận trong quá trình vận hành nhưng phải tiết kiệm chi phí luôn là bài toán khó của các lãnh đạo, vì vậy dễ chọn phải những phần mềm không chất lượng.
Dựa trên những đánh giá khách quan về khó khăn hiện nay của doanh nghiệp sản xuất, sự kiện “Tối ưu vận hành - Giảm thiểu chi phí - Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp sản xuất” vừa qua ngày 06/09/2023 được tổ chức bởi Công ty 1C Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (SCE) - trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) đã đưa ra những hướng đi, giải pháp về những vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất.
1C Việt Nam hiện nay đang sở hữu giải pháp phần mềm quản trị tổng thể 1C:Company Management. Phần mềm đáp ứng được đặc thù ngành sản xuất, giải quyết nhiều vấn đề trong sản xuất như: Tự động hóa quy trình sản xuất và tối ưu quy trình quản lý từ những bước vận hành đầu tiên của vật tư, nhà xưởng, công nhân… cho đến quy trình cụ thể như hàng hoá, nguyên vật liệu, tính toán được định mức nguyên vật liệu tự động nhờ ứng dụng định mức nguyên liệu B.O.M động. Đặc biệt phần mềm tăng sự liên kết liên phòng ban trong doanh nghiệp nhờ tất cả đều được tích hợp trên hệ thống, có thể hỗ trợ và giải quyết các vấn đề của nhiều bộ phận như: Bộ phận sản xuất; bộ phận nhân sự; bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng… nhờ báo cáo đối chiếu sự sai lệch giữa các bộ phận, có thể quản lý quy trình bán hàng một cách chi tiết.
Nói về 1C Việt Nam, đại diện công ty nội thất Hà Lâm khẳng định “Bằng việc nắm bắt các xu hướng sản xuất trên thế giới, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra quyết định lựa chọn 1C Việt Nam để áp dụng triển khai giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp sản xuất 1C:Company Management, giúp chúng tôi khắc phục những vấn đề khó khăn của công ty, đồng thời đạt được mục tiêu hội nhập và cơ hội để phát triển bền vững”.
Được biết, 1C Việt Nam cũng đã từng nhận nhiều giải thưởng danh giá của các doanh nghiệp như: Top 50 DN FDI tiêu biểu nhận giải Rồng Vàng 2022-2023; Nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản trị tổng thể DN của AED; Giải thưởng sản phẩm phần mềm chất lượng cao của G2 - Crowd - Bình chọn dựa trên mức độ hài lòng và đánh giá trực tiếp từ người sử dụng; Giải pháp kế toán có công nghệ đột phá nhất của CPA Practice Advisor - Giải thưởng hàng năm cho phần mềm xuất sắc nhất tại Mỹ…
Có thể bạn quan tâm