Đơn hàng tăng, “sức khỏe” của doanh nghiệp sản xuất được cải thiện

Diendandoanhnghiep.vn Nhu cầu thị trường được cải thiện đã giúp các công ty có khách hàng mới và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 2. Đây là lần tăng đầu tiên trong bốn tháng.

>>> Doanh nghiệp sản xuất xoay trục sang thị trường mới

Ngành sản xuất lấy lại đà tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, dù chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp nhưng chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng 2 vừa qua đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất đồ uống tăng 52,3%; sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 37%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 30,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 21,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 21,2%...

Từ những tín hiệu tích cực này, Tổng cục Thống kê nhận định, sự cải thiện của ngành sản xuất trong nước là một trong những điểm sáng của kinh tế xã hội nước ta trong tháng 2 năm nay.

Tốc độ tăng IIP tháng 2/2023 so với cùng kỳ năm trướcp/của một số ngành công nghiệp trọng điểm (%)

Tốc độ tăng IIP tháng 2/2023 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công nghiệp trọng điểm (%)

Cùng chung nhận định, trong chỉ số Nhà quản trị mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers’ Index của S&P Global vừa công bố cho thấy, ngành sản xuất Việt Nam đã tăng trở lại, “sức khỏe” đã bắt đầu cải thiện sau thời kỳ ngành sản xuất suy giảm kéo dài ba tháng. Với kết quả 51.2, tăng so với mức 47.4 trong tháng 2 cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện nhẹ.

Dữ liệu mới nhất cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại với sự hỗ trợ của tình trạng tăng sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng. Nhu cầu cải thiện đã khiến niềm tin kinh doanh tăng lần thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, áp lực chi phí tiếp tục tăng khi giá cả đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ giữa năm ngoái. Để bù đắp, các công ty đã tăng giá bán hàng nhanh hơn. Tuy nhiên, năng lực của nhà cung cấp tiếp tục cải thiện.

Sự cải thiện của nhu cầu thị trường giúp các doanh nghiệp có được khách hàng mới và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng 2. Đây là lần tăng đầu tiên trong bốn tháng. Đáng chú ý, mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh hơn và đây là lần tăng thứ hai liên tiếp nhờ nhu cầu trên thị trường quốc tế cải thiện.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã khiến sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng tăng vào thời điểm giữa quý đầu của năm. Sản lượng tăng nhẹ nhưng là một bước cải thiện đáng kể so với những mức giảm mạnh trong thời điểm cuối năm ngoái và đầu năm nay.

Dữ liệu thống kê cũng cho thấy sản lượng tăng chủ yếu ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản. Cả việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng lần đầu trong bốn tháng giúp các công ty giải quyết tốt lượng công việc cần thực hiện.

Niềm tin kinh doanh đạt mức cao

Trong bối cảnh nhu cầu thị trường cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, mức độ lạc quan về triển vọng sản lượng trong một năm tới tiếp tục tăng. Tâm lý kinh doanh đã được cải thiện tháng thứ ba liên tiếp và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Niềm tin kinh doanh đạt mức cao hơn trung bình của lịch sử chỉ số.

Việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế liên quan đến dịch bệnh COVID -19, theo nhận định cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thời gian tới. Tốc độ tăng chi phí đầu vào trong tháng 2 đã nhanh hơn và đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 do giá của nhà cung cấp tăng và tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Để bù đắp, các nhà sản xuất đã tăng giá bán hàng với tốc độ nhanh nhất trong thời kỳ 8 tháng.

chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ

Chỉ số sản xuất của ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ đã có dấu hiệu tăng trở lại (ảnh minh hoạ)

Trong khi áp lực giá cả tăng, có những dấu hiệu tích cực hơn về năng lực của chuỗi cung ứng. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã rút ngắn lần thứ hai liên tiếp khi có các báo cáo cho biết hoạt động vận tải đã nhịp nhàng hơn, và tình trạng tắc nghẽn cũng giảm. Mức cải thiện lần này mặc dù là nhẹ nhưng vẫn là mức đáng kể nhất kể từ tháng 11/2019.

Việc sử dụng hàng hóa đầu vào để tăng sản lượng khiến tồn kho hàng mua giảm trong tháng 2 mặc dù hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng. Tuy nhiên, mức giảm này là nhẹ và yếu hơn tháng 1. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận đối với tồn kho hàng thành phẩm khi chỉ số này đã giảm thành mức giảm nhỏ nhất trong thời kỳ giảm kéo dài năm tháng gần đây.

Ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence cho biết: nhu cầu cải thiện ở cả trong nước và nước ngoài đã thổi luồng sinh khí mới vào ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 2, từ đó kết thúc thời kỳ suy giảm nhẹ kéo dài ba tháng trong giai đoạn chuyển giao giữa hai năm. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng trở lại khi niềm tin kinh doanh tăng lên với triển vọng nhu cầu cải thiện"

Tuy nhiên, ông Andrew Harker cũng cho rằng, mối lo ngại kéo dài vẫn là lạm phát khi cả chi phí đầu vào và giá bán hàng trong tháng 2 đều tăng với tốc độ nhanh nhất trong 8 tháng. Các công ty sẽ hy vọng áp lực giá cả sẽ giảm trong thời gian tới để bảo đảm duy trì được tình trạng cải thiện nhu cầu”. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đơn hàng tăng, “sức khỏe” của doanh nghiệp sản xuất được cải thiện tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718911 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718911 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10