Hiến kế thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp

KIỀU PHIÊN 13/05/2024 12:00

Nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức buổi tọa đàm “Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp”.

>>Thanh Hóa: “Đánh thức” tiềm năng doanh nghiệp khoa học công nghệ

Cần hỗ trợ chính sách thiết thực

Chiều ngày 10/5, cùng với chương trình gặp gỡ thăm các doanh nghiệp hội viên là toạ đàm “Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp” do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, câu lạc bộ doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức, hướng tới kỷ niệm 11 năm ngày khoa học công nghệ Việt Nam.

Thanh Hóa hiện có trên 36 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó có hơn 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động và có phát sinh doanh thu. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ đạt 32 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Đây là con số còn quá khiêm tốn và một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều này đặt ra những trăn trở, những giải pháp để phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ trong thời gian tới.

dvd

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ chẳng đường cùng nhìn lại kết quả phát triển khoa học công nghệ trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để cùng tìm ra các giải pháp để khuyến khích doanh nghiệp tích cực ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ doanh nhân Việt Nam với tinh thần đam mê lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học.

Ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, ngành KH&CN được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt chú trọng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển như là một ngành kinh tế tổng hợp, là công cụ then chốt phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020-2025 đã khẳng định: nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá, tạo động lực cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

đ

Ông Trần Duy Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hoạt động ứng dụng KH&CN và ĐMST. Trong đó, doanh nghiệp KH&CN là lực lượng tiêu biểu trong tạo ra và tiếp nhận thành quả của KH&CN, tổ chức sản xuất, thương mại hóa kết quả KH&CN. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, đổi mới công nghệ, thực hiện các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý nhằm đổi mới nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và hiệu quả sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững.

Khơi thông dòng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ

Ông Nguyễn Hồng Phong, Với cương vị Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông – là doanh nghiệp Khoa học Công nghệ đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá. Thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp Khoa học Công nghệ ở Việt Nam cũng đặt ra một số thách thức đáng chú ý. Một trong những vấn đề lớn nhất là về vấn đề tài chính. Nhiều doanh nghiệp nhỏ với khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn đầu tư và nguồn lực tài chính để phát triển. Hạn chế trong việc tiếp cận chính sách, ưu đãi và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ.

Mặc dù đã có sự cải thiện, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về môi trường kinh doanh và pháp lý. Điều này đặt ra thách thức đối với sự đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp Khoa học Công nghệ. Bên cạnh những thách thức luôn có những cơ hội, tôi tin rằng chúng ta có đủ năng lực và tiềm năng để vượt qua. Chính sự sáng tạo, nỗ lực và cam kết của cả cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại và đạt được những thành công lớn lao, ông Phong Chia sẻ thêm.

>>Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp khoa học công nghệ

>>Cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ

scs

Đại diện Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng có những món quà gửi đến những doanh nghiệp khoa học công nghệ

Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Giám đốc Công ty thiết bị giáo dục Hồng Đức đưa ra những đề xuất các giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Cùng với kiến nghị Sở KHCN tỉnh nên có những hoạt động thực sự quan tâm đến doanh nghiệp, tìm hiểu những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và tư vấn cho doanh nghiệp trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp. Thay đổi cơ chế hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế và điều kiện doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn của nhà nước, giảm những chi phí lãng phí và thời gian cho việc tiếp cận dự án KHCN. Nên có những chính sách khuyến khích, tạo việc làm các doanh nghiệp ứng dụng KHCN vào hoạt động sản xuất kinh doanh...

Ông Hoàng Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Lộ, đa số là các doanh nghiệp khoa học công nghệ nhỏ và siêu nhỏ chính vậy họ rất khó khăn đến vấn đề tiếp cận đến chính sách, vốn… Chính vì vậy họ thiếu trong vấn đề tìm hiểu về pháp lý khiến nhiều doanh nghiệp e ngại trong vấn đề tiếp cận chính sách và cơ quan chính quyền. Vì vậy để tạo sức hút để doanh nghiệp quan tâm đầu tư và tham gia vào các lĩnh vực khoa học công nghệ rất cần sự đồng hành của các cơ quan nhà nước, cũng như những chính sách thực tế, thực tiễn để áp dụng vào cuộc sống cũng như trong kinh doanh. 

GS.TS Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh và đưa khoa học công nghệ vào hoạt động thực tiễn tại công ty mình. Tổng Công ty Hợp Lực là một trong những đơn vị y tế tư nhân lớn của cả nước. Thành công trong khám và điều trị bệnh cũng như tạo nên thương hiệu tại đây chính là chúng tôi đã sớm áp dụng khoa học công nghệ. Đưa các công nghệ khoa học tiên tiến sớm vào khám và điều trị bệnh. Chính vì vậy khẳng định rõ vai trò tầm quan trọng của khoa học công nghệ trong cuộc sống và ngay trong tìm kiếm giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua các nguồn vốn khác nhau, gồm cả khu vực công và tư nhân, đóng vai trò rất quan trọng và sẽ khuyến khích hoạt động sáng chế và tăng cường hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới. Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ đang trở thành điểm sáng trong bức tranh phát triển kinh tế của đất nước. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ấn tượng, đưa ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương có nhiều đóng góp trong tích cực nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa: “Đánh thức” tiềm năng doanh nghiệp khoa học công nghệ

    Thanh Hóa: “Đánh thức” tiềm năng doanh nghiệp khoa học công nghệ

    15:38, 18/05/2022

  • Cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ

    Cần xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi “sức khỏe” doanh nghiệp khoa học công nghệ

    10:31, 16/05/2022

  • Quảng Ninh: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ

    Quảng Ninh: Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ

    11:41, 09/08/2022

  • Hải Phòng: Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

    Hải Phòng: Hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

    00:06, 25/08/2023

  • Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp khoa học công nghệ

    Gỡ nút thắt cho doanh nghiệp khoa học công nghệ

    01:00, 15/03/2021

  • Doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm

    Doanh nghiệp khoa học công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm

    01:03, 29/07/2019

KIỀU PHIÊN