Thách thức nào đối với mục tiêu giảm phát thải?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 27/05/2024 04:00

Tại nhiều quốc gia, năng lượng tái tạo đang gặp phải những vấn đề về chính sách mua điện, lãi suất cao, vốn đầu tư,...

Khai thác than đá tại Ấn Độ

Khai thác than đá tại Ấn Độ

>>Thị trường năng lượng sạch Việt Nam có gì hấp dẫn?

Mục tiêu đưa phát thải về 0 vào năm 2050 trở nên mong manh hơn sau khi hàng loạt vấn đề mới phát sinh liên quan đến chi phí để phát triển lĩnh vực năng lượng “sạch”.

Rất nhiều công ty tại châu Âu giảm mục tiêu công suất năng lượng tái tạo vì lý do chi phí đầu tư cao trong khi giá bán điện không đủ để có lãi. Statkraft (Na Uy), EDP (Bồ Đào Nha), Orsted (Đan Mạch)- những nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất châu Âu, sẽ cắt giảm chỉ tiêu công suất.

Năm ngoái, tại hội nghị COP28 về biến đổi khí hậu, các nước đồng ý hướng tới mục tiêu tăng gấp ba công suất tái tạo toàn cầu từ 3.600 GW vào năm 2023 lên 11.000 GW vào năm 2030.

Nguyên nhân đầu tiên là do lãi suất cao, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vẫn duy trì mức lãi suất đồng đô la trên 5%, hy vọng đợt cắt giảm trong mùa hè này dần tan biến khi các dữ liệu kinh tế Mỹ không ủng hộ việc hạ lãi suất.

Ngân hàng TW châu Âu (ECB) giữ lãi suất ở mức cao kỷ lục 4,0% do lạm phát cơ bản, không tính giá thực phẩm và nhiên liệu dễ biến động, vẫn ở mức 3,1% và chỉ số giá dịch vụ, có liên quan chặt chẽ đến tăng trưởng tiền lương, đã tăng gần 4%.

Kinh tế ảm đạm đã ngăn cản châu Âu chi tiền cho các dự án lớn về năng lượng. Từ năm 2022 đến nay, EU và Anh hầu như không tăng trưởng, áp lực nợ quá lớn...

Trong khi đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dường như chưa sẵn sàng cho cuộc chuyển đổi mạnh mẽ để đạt được mục tiêu đã cam kết. Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết: Chỉ riêng việc cải thiện mạng lưới truyền tải và phân phối ở khu vực châu có thể sẽ tiêu tốn ít nhất 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.

Nhiều quốc gia chưa hoàn thiện về mặt chính sách đầu tư, giá mua bán, dòng tài chính không ổn định gây rủi ro cho doanh nghiệp; và thói quen sử dụng than đá rất khó từ bỏ trong ngắn hạn.

Tại các nền kinh tế mới nổi, những rào cản phi tài chính liên quan đến cấp phép, quy trình phát triển, thu hồi đất, thiếu chuỗi cung ứng địa phương và các yêu cầu về dự án địa phương có tác động dây chuyền đến rủi ro, tiến độ, chi phí và khả năng huy động vốn tổng thể của dự án.

>>Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

Cuộc chiến thuế quan Trung - Mỹ sẽ ngăn cản sự phát triển của kinh tế

Cuộc chiến thuế quan Trung - Mỹ sẽ ngăn cản sự phát triển của kinh tế xanh

Cuộc chiến thuế quan Mỹ nhằm vào xe điện, sắp tới là pin mặt trời và một số sản phẩm phục vụ kinh tế xanh từ Trung Quốc sẽ tác động không nhỏ đến tiến trình chuyển đổi năng lượng trên phạm vi toàn cầu.

Các nhà phát triển dự án năng lượng sạch, xe điện tại châu Âu không thể sống nếu thiếu nguồn cung cấp pin lithium, turbin gió,…từ Trung Quốc, đơn giản là vì giá rẻ, dồi dào. Các nhà phân tích tại UBS dự đoán rằng thị phần của các công ty pin Trung Quốc tại EU sẽ tăng từ 30% lên 50% trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2027.

Vai trò của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) vẫn còn. Dầu mỏ, khí đốt, than đá vẫn thể hiện quyền lực “mềm” của nó trong đời sống chính trị, ngoại giao quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

    Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

    04:00, 20/05/2024

  • Dư thừa sản lượng, xe điện Trung Quốc khó bỏ qua thị trường Việt Nam

    Dư thừa sản lượng, xe điện Trung Quốc khó bỏ qua thị trường Việt Nam

    04:29, 12/04/2024

  • Xe điện Trung Quốc tham vọng thống lĩnh thị trường nhờ sáng kiến mới

    Xe điện Trung Quốc tham vọng thống lĩnh thị trường nhờ sáng kiến mới

    03:30, 06/04/2024

  • Xe điện Trung Quốc và chiến lược đánh bại đối thủ

    Xe điện Trung Quốc và chiến lược đánh bại đối thủ

    04:00, 29/03/2024

  • Xe điện Trung Quốc đối mặt rủi ro từ chủ nghĩa bảo hộ

    Xe điện Trung Quốc đối mặt rủi ro từ chủ nghĩa bảo hộ

    04:00, 17/02/2024

TRƯƠNG KHẮC TRÀ