Trung Quốc tung chiến lược đầu tư xe điện mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 08/06/2024 04:00

Dường như các nhà sản xuất Trung Quốc đã chuẩn bị cho kịch bản xe điện của họ không được chào đón tại Mỹ, thị trường Mexico được xem là bước đệm.

Tập đoàn BYD đang đầu tư lớn tại Mexico

Tập đoàn BYD của Trung Quốc đang đầu tư lớn tại Mexico

>>Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

FDI Markets - tổ chức chuyên theo dõi đầu tư nước ngoài của tờ Financial Times cho biết: dữ liệu đầu tư nước ngoài của Trung Quốc từ đầu năm đến nay đang diễn biến bất thường.

Theo đó, Mexico là quốc gia nhận tới 41 dự án của Trung Quốc kể từ tháng 3 đến nay, tiếp theo là Việt Nam với 39 dự án. Đây là con số cao nhất trong 21 năm mà Trung Quốc đầu tư vào quốc gia nói trên - dữ liệu FDI Markets ghi nhận.

Tại Mexico, sản xuất máy tính, năng lượng và ô tô là 3 ngành thu hút vốn Trung Quốc nhiều nhất. Đáng chú ý, trước năm 2018 các nhà đầu tư Trung Quốc hoàn toàn vắng bóng tại quốc gia Nam Mỹ. Đến cuối năm 2023, con số này đã tăng lên 336,6 triệu USD, chiếm 15% tổng FDI mà “gã khổng lồ” châu Á rót vào nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh.

Ráp nối với sự kiện gần đây liên quan đến căng thẳng thương mại Trung Quốc và Mỹ, với gói thuế 100% áp dụng cho xe điện Trung Quốc, cho thấy dường như Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xấu.

Việc đầu tư, dời nhà máy sản xuất ôtô sang Mexico là nước đi độc đáo, có thể giải quyết được hai mục tiêu, giúp Trung Quốc nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường rộng lớn ở Nam Mỹ, thay thế các thị trường bị khóa chặt.

Giờ đây, Mexico là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, đi kèm với mối quan hệ ngoại giao nồng ấm, lại chung đường biên giới - là những điều kiện tốt để xe điện Trung Quốc có thể tìm đường vào Mỹ. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD, SAIC, Geely, Chery và JAC cố gắng tận dụng Mexico làm “lối đi riêng” để bán ô tô điện giá rẻ ở Mỹ. Mức thuế hiện ở mức 27,5%.

Xe điện Trung Quốc tìm cách thâu tóm các thị trường ngoài Mỹ

Xe điện Trung Quốc tìm cách thâu tóm các thị trường ngoài Mỹ

>>Châu Âu “bất lực” trước cơn sóng xe điện Trung Quốc?

Để tránh Mỹ áp thuế quan, hàng hóa phải có tỷ lệ lắp ráp, linh kiện theo khu vực nhất định và có sự khác nhau tùy theo sản phẩm, ngành hàng. Ít nhất 75% các bộ phận cốt lõi của xe như động cơ hoặc hộp số phải có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ.

Mexico có mức chi phí lao động tương đối thấp; sản xuất xe điện ở quốc gia này cũng chỉ chịu mức thuế thấp hoặc bằng 0. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ đã gửi thư bày tỏ quan ngại các công ty Trung Quốc sẽ sử dụng Mexico làm “cửa sau” để xâm nhập thị trường Mỹ.

Việt Nam là đối tác truyền thống của Trung Quốc nên việc tăng trưởng đầu tư xét về lý thuyết là điều hoàn toàn hợp lý. Năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022. Trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là đối tác chiếm trên 28% số dự án có vốn đầu tư nước ngoài mới vào nước ta, bao gồm các ngành: công nghệ, điện - điện tử, chế biến, chế tạo, hạ tầng cơ sở, năng lượng tái tạo, xe điện… Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cũng nên cẩn trọng trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan Mỹ- Trung leo thang, đặc biệt trong lĩnh vực xe điện.

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

    Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?

    04:00, 20/05/2024

  • Dư thừa sản lượng, xe điện Trung Quốc khó bỏ qua thị trường Việt Nam

    Dư thừa sản lượng, xe điện Trung Quốc khó bỏ qua thị trường Việt Nam

    04:29, 12/04/2024

  • Xe điện Trung Quốc tham vọng thống lĩnh thị trường nhờ sáng kiến mới

    Xe điện Trung Quốc tham vọng thống lĩnh thị trường nhờ sáng kiến mới

    03:30, 06/04/2024

  • Xe điện Trung Quốc và chiến lược đánh bại đối thủ

    Xe điện Trung Quốc và chiến lược đánh bại đối thủ

    04:00, 29/03/2024

  • Xe điện Trung Quốc đối mặt rủi ro từ chủ nghĩa bảo hộ

    Xe điện Trung Quốc đối mặt rủi ro từ chủ nghĩa bảo hộ

    04:00, 17/02/2024

TRƯƠNG KHẮC TRÀ