Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại hay đi vào ổn định?

TRƯỜNG ĐẶNG 17/06/2024 03:30

Theo một số chuyên gia kinh tế, sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là một biểu hiện của quá trình "ổn định" với động lực mới là thương mại với Nam Bán cầu.

Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại những năm gần đây

Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại những năm gần đây

Những tín hiệu kinh tế của Trung Quốc vẫn cho thấy sự phục hồi chậm lại. Đa phần các nhà kinh tế đều cho đây là một tín hiệu tiêu cực đối với toàn cầu, khi Trung Quốc nhiều năm nay đã là động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới.

>>“Cuộc chiến” than chì

Thế nhưng, một số ý kiến lại cho rằng nền kinh tế số hai thế giới “đang đi vào ổn định thay vì chậm lại”, như Denis Depoux, Giám đốc điều hành toàn cầu tại công ty tư vấn Roland Berger của Đức chia sẻ với tờ Nikkei Asia.

Theo vị chuyên gia này, Trung Quốc đã bước vào thời kỳ ổn định, nơi tăng trưởng sẽ được duy trì nhờ thương mại với Nam bán cầu. “Tôi có thể nói rằng điều này trong những năm hoàng kim đã kết thúc… Nhưng tôi sẽ không nói nó chậm lại mà là ổn định.”

Depoux cho biết tốc độ tăng trưởng khoảng 5% của Trung Quốc kéo dài hàng thập kỷ qua tương đương với quy mô khổng lồ. Ông nói: “Mỗi năm có thêm một Hà Lan, và sẽ có thêm Đức sau 5 năm. Bởi vậy, tôi khá lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc".

Trong khi thương mại với phương Tây có thể khó khăn, vị chuyên gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể đi vào ổn định nhờ thương mại và đầu tư tăng trưởng nhanh với Nam Bán cầu.

“Về cơ bản, khi bạn nhìn vào tốc độ tăng trưởng thương mại của Trung Quốc, nó ở mức hai con số với hầu hết các quốc gia ở Nam bán cầu,” ông nói. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ ít phụ thuộc hơn vào việc xuất khẩu sản phẩm của mình sang châu Âu, Mỹ hoặc Nhật Bản…. Nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào phần còn lại của châu Á, Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Nga, dù chúng ta có muốn hay không. Đó là thực tế.”

Chưa kể, dòng đầu tư từ Trung Quốc đến Đông Nam Á nói riêng đang tăng trưởng ồ ạt. Một phần lý do là bản thân các công ty Trung Quốc đang ưu tiên chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài để tiếp cận các thị trường mới hoặc để theo đuổi chi phí lao động thấp.

>>Ứng xử thế nào với TikTok?

Điển hình, Trung Quốc đang nhập khẩu rất nhiều dầu qua Myanmar thông qua đường ống. Depoux nói, cơ sở hạ tầng làm giảm sự phụ thuộc vào eo biển Malacca, góp phần giải quyết thực tế đang thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc.

“Không có chuyện phi toàn cầu hóa – tôi đang đấu tranh với thuật ngữ này,” Depoux nói. Thay vào đó, ông chỉ ra một quá trình “toàn cầu hóa kép” được xác định bởi hai khối – Mỹ và Trung Quốc.

Tại đó, Trung Quốc cũng đang nổi lên như một trung tâm của đổi mới công nghệ. Có thể nói trong lĩnh vực xe điện hay một số lĩnh vực đổi mới sáng tạo khác, Trung Quốc có thể đã vượt mặt Mỹ và châu Âu.

Nhưng một số ý kiến vẫn giữ quan điểm lạc quan về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Một số ý kiến vẫn giữ quan điểm lạc quan về nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (Ảnh: Statista)

“Có lẽ 20 hoặc 30 năm trước, nguồn gốc của sự đổi mới trong công cụ máy móc là ở Đức và Bắc Âu. Bây giờ, nó vẫn ở đó, nhưng nó cũng ở Nhật Bản hay ở Trung Quốc. Điều đó đang diễn ra ngày càng nhiều.”

Tất nhiên, nền kinh tế Trung Quốc không phải là không có rủi ro. Theo Depoux, nổi bật trong số đó là sự phục hồi chậm lại của thị trường bất động sản cũng như mức tiêu thụ yếu do lo ngại về sự già hóa dân số.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo những hậu quả cho tăng trưởng toàn cầu khi xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.

Như tập đoàn Roland Berger ước tính, một cuộc chiến thương mại mới sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 4% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2023, trong khi Trung Quốc sẽ bị thiệt hại 10%.

Theo Depoux, mối quan hệ giữa hai nước “trong mọi trường hợp sẽ không tốt hơn” bất kể ông Joe Biden hay Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.

Nếu ông Donald Trump giành chiến thắng, CEO này dự báo chính quyền Mỹ mới sẽ “đảo ngược một số chính sách chuyển đổi năng lượng của Hoa Kỳ”. Điều này sẽ gây tổn hại cho hành tinh nhưng hạn chế tác động của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, bởi vì… không cần tấm pin mặt trời, không cần xe điện, không cần pin ở Mỹ.

Nhưng ngay cả trong bối cảnh căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng, “hầu hết các công ty vẫn không rời khỏi thị trường Trung Quốc”, ông nói về Trung Quốc. Điều này là dễ hiểu khi chỉ riêng Trung Quốc vẫn chiếm tới gần 30% sản lượng sản xuất toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Hydro xanh: Trụ cột thứ tư của kinh tế Trung Quốc

    Hydro xanh: Trụ cột thứ tư của kinh tế Trung Quốc

    03:00, 16/06/2024

  • Đánh thuế xe điện Trung Quốc, châu Âu sẽ chịu thiệt?

    Đánh thuế xe điện Trung Quốc, châu Âu sẽ chịu thiệt?

    04:00, 15/06/2024

  • "Nối gót" Mỹ, EU sẽ áp mức thuế nào với xe điện Trung Quốc?

    03:30, 13/06/2024

  • Mỹ “đánh chặn” thêm mũi nhọn kinh tế Trung Quốc

    Mỹ “đánh chặn” thêm mũi nhọn kinh tế Trung Quốc

    03:00, 11/06/2024

TRƯỜNG ĐẶNG