Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp vẫn có thể xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách sáng tạo để hướng tới sự phát triển bền vững.
>>>Văn hóa kinh doanh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển như hiện nay, văn hóa doanh nghiệp được xác định là một trong những giá trị cốt lõi có ảnh hưởng quyết định tới năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Cũng bởi thế mà Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 10/11 hàng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ, văn hóa doanh nghiệp không chỉ là hình ảnh doanh nghiệp mà còn là hình ảnh quốc gia với các hành vi ứng xử cụ thể. Đó là ứng xử với khách hàng, với cộng đồng; đó là cách giao tiếp với đối tác, trách nhiệm với xã hội, nhất là khi chúng ta tham gia vào các hiệp định đối tác song phương, đa phương thì vai trò của văn hóa doanh nghiệp càng được thể hiện sâu sắc và toàn diện.
Văn hóa doanh nghiệp là một động lực quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp nhận thức được đúng đắn giá trị to lớn của văn hóa doanh nghiệp thì sẽ có chiến lược dài hạn xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh và quay trở lại dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những khó khăn thư thách, biến động nền kinh tế.
>>>Kết nối hợp tác từ văn hoá kinh doanh
>>>Bản sắc văn hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân
Ông Nguyễn Quang Huy - CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi kiêm CEO Học viện Asala đánh giá, phần lớn chúng ta cho rằng, chỉ có các doanh nghiệp lớn, tập đoàn mới có nguồn lực con người, tài chính, mạng lưới để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách sáng tạo.
Ông Nguyễn Quang Huy chia sẻ về MBA Hệ Điều hành cao cấp của Đại học Kinh tế Quốc dân về Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, “sáng tạo và phụng sự” giúp doanh nghiệp từ quy mô vừa và nhỏ lên quy mô doanh nghiệp lớn. Trước hết, hội đồng quản trị hoạch định, xây dựng “Triết lý kinh doanh trên tinh thần phụng sự”, động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp là “Sáng tạo”, tầm nhìn chiến lược trong 5-10 năm trở thành Top 7-5-3-1 trên thị trường trong lĩnh vực kinh doanh chính của mình.
Thứ hai, xây dựng niềm tin cho các nhân sự chủ chốt và cán bộ nhân viên thông qua hoạt động truyền thông từ các bài chia sẻ của thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc trong các cuộc họp giao ban, talk 5-10 phút vào đầu giờ sáng hay chiều hàng ngày, các hội nghị tổng kết quý, năm hay bất thường.
Thứ ba, xây dựng các chuẩn mực về dịch vụ, sản phẩm ở mức cao và xuất sắc với lộ trình ban đầu tương đương với Top của thị trường rồi đến vượt trội lên hẳn.
Thứ tư, xây dựng bộ khung năng lực của nhân sự chủ chốt có đầy đủ khát vọng, tinh thần tiên phong kiến tạo để thực hiện những công việc mang tính đột phá chiến lược. Đồng thời, mời các đội ngũ chuyên gia, đối tác cố vấn đồng hành hỗ trợ trong quá trình thực thi biến ước mơ, mục tiêu thành việc làm cụ thể.
Thứ năm, tuyển dụng nhân sự quản lý cấp trung, chuyên viên chính phù hợp với chân dung nhân sự key có “chất sáng tạo và phụng sự” phù hợp văn hóa doanh nghiệp sau quá trình thi tuyển, phỏng vấn 360.
Thứ sáu, định kỳ tổng kết quý, 6 tháng, cả năm là thời gian kết hợp đào tạo thấm nhuần triết lý kinh doanh, củng cố và vun đắp thêm những thành tựu về dự án hay sản phẩm hoàn thành, về kết quả doanh thu & lợi nhuận đạt được qua sự đổi mới sáng tạo, bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời các mục tiêu, giải pháp thực hiện đồng bộ.
Cuối cùng, các nét văn hóa biểu hiện qua không gian của văn phòng, tập thể dục hàng ngày, cán bộ nhân viên chia sẻ về những bài học, câu chuyện liên quan các chủ đề tháng, tuần xung quanh việc thúc đẩy sáng tạo, phụng sự, làm thế nào để vượt trội mỗi ngày, đồng phục, nhận diện thương hiệu, phòng truyền thống, hoạt động thiện nguyện định kỳ, các cuộc thi thi sáng tạo, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trách nhiệm xã hội.
Ông Nguyễn Quang Huy cho rằng, khi xây dựng được một văn hóa phù hợp với các quy định hiện hành, xu thế thời đại, có bản sắc riêng và mạnh thì theo thời gian văn hóa sẽ cụ thể thành những sản phẩm xuất sắc, dịch vụ hoàn hảo từ trái tim, những quy trình vốn cứng nhắc khi được mọi người thấm nhuần và vì mục tiêu chung thì mọi người sẽ chủ động thực hiện một cách nhẹ nhàng thì khi đó là siêu quy trình, những thương hiệu mạnh hay con số doanh thu, lợi nhuận là biểu hiện một phần của quá trình chuyển đổi văn hoá khắc sâu vào mỗi cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển tổ chức Đảng trong doanh nghiệp - Cầu nối xây dựng văn hóa doanh nghiệp
04:03, 21/03/2024
Văn hóa doanh nghiệp và nhân sự
01:00, 08/02/2024
Hài hoà giữa “làm giàu” và “phụng sự xã hội” trong văn hoá doanh nghiệp
05:00, 04/12/2023
Bản sắc văn hóa doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân
02:00, 26/11/2023