EU bất đồng vì xe điện Trung Quốc
Pháp, Italy và Tây Ban Nha ủng hộ thuế quan đối với Trung Quốc; còn Đức, Phần Lan và Thụy Điển bỏ phiếu trắng. Đây là vấn đề rất nan giải với châu âu trong việc đánh thuế xe điện Trung Quốc.
>>“Vũ khí bí mật" của xe điện Trung Quốc
Trong cuộc bỏ phiếu mang tính chất thăm dò hôm thứ 3 về mức thuế áp dụng với xe điện Trung Quốc, các thành viên EU đã bộc lộ bất đồng khi không thể thống nhất ngưỡng thuế tạm thời lên tới 37,6%.
Năm 2023, hơn 1/3 doanh số bán hàng của các nhà sản xuất ô tô Đức là tại Trung Quốc - đã kêu gọi EU giảm thuế, điều này không chỉ áp dụng đối với các nhà sản xuất Trung Quốc như BYD, Geely và SAIC mà còn đối với ô tô do các nhà sản xuất ô tô phương Tây sản xuất tại Trung Quốc như như Tesla và BMW.
Trong khi đó, Pháp, Italy và Tây Ban Nha ủng hộ thuế quan; còn Đức, Phần Lan và Thụy Điển bỏ phiếu trắng. Một nguồn tin từ Berlin cho hay việc bỏ phiếu trắng của họ là trên tinh thần “đoàn kết phê phán”. Một quan chức đại sứ quán Phần Lan tại Trung Quốc cho biết Phần Lan nghi ngờ liệu tăng thuế có mang lại lợi ích cho EU hay không vì không phải tất cả các nhà sản xuất ô tô châu Âu đều ủng hộ các biện pháp này.
Bộ trưởng Thương mại Thụy Điển Johan Forssell cho rằng cuộc đối thoại giữa Ủy ban châu Âu (EC) và Trung Quốc để tìm ra giải pháp sẽ rất quan trọng. Trong khi đó đã xuất hiện dấu hiệu thỏa hiệp, EC đã ra tín hiệu rằng: Có thể xem xét mức thuế thấp hơn đối với xe BMW, xe điện Mini và Volkswagen do Trung Quốc sản xuất.
Các nguồn tin cho biết, 4 thành viên EU bỏ phiếu chống và 11 thành viên EU bỏ phiếu trắng. Số lượng phiếu trắng lớn phản ánh sự dao động của nhiều thành viên EU, nhận thức được lập luận của EC rằng thương mại phải trên một sân chơi bình đẳng, nhưng cũng lo ngại nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Phía Bắc Kinh đã đe dọa trả đũa trên diện rộng.
Trước khi xe điện Trung Quốc bị điều tra, hồi tháng 5 Chủ tịch Tập Cận Bình đã công du 3 nước châu Âu, trong đó có 2 thành viên EU là Hungary và Pháp, điểm đến còn lại là một quốc gia ngoại khối, Serbia.
Từ khi Thủ tướng Orban nắm quyền tại Hungary năm 2010, quan hệ Budapest - Bruxelles ngày càng xấu, không ít lần khẩu chiến với các nước trong khối EU vì khác biệt trong cách tiếp cận ở nhiều vấn đề. Với báo chí EU, ông Orban thường bị mô tả bằng những từ như “dân túy”, “cực hữu”.
Hungary là thành viên đầu tiên của EU tham gia Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc và được nhiều người ở châu Âu cũng như Trung Quốc coi là “cửa ngõ” của Bắc Kinh vào lục địa châu Âu.
>> Đánh thuế xe điện Trung Quốc, châu Âu sẽ chịu thiệt?
Còn tại Pháp, thành viên hàng đầu của EU - trong một bài viết đăng trên nhật báo Le Figaro, Chủ tịch Tập hứa sẽ mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty phương Tây, bảo đảm rằng ông hiểu rõ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với các nước châu Âu.
Tổng thống Pháp Macron được cho là đang đứng sau tất cả các kế hoạch chống lại sự thống trị tiềm tàng của Bắc Kinh tại “lục địa già”. Dĩ nhiên, đây là đầu mối mà Trung Quốc nhận thấy cần tháo gỡ.
Nội các Serbia hiện nay mang lập trường ngoại giao tương tự Hungary, tức là có xu hướng ngả về trục ảnh hưởng của Nga - Trung trong khu vực. Serbia đóng vai trò là “lối tắt” vào châu Âu của Bắc Kinh, họ đã đầu tư rất nhiều tại Serbia.
Có thể bạn quan tâm
Euro 2024 - "Vũ khí" quảng cáo lợi hại của xe điện Trung Quốc
01:00, 26/06/2024
Điều chưa biết về công nghiệp xe điện Trung Quốc
04:00, 23/06/2024
Xe điện Trung Quốc khó giải "bài toán" ở phương Tây
03:30, 21/06/2024
“Vũ khí bí mật" của xe điện Trung Quốc
04:30, 17/06/2024
"Nối gót" Mỹ, EU sẽ áp mức thuế nào với xe điện Trung Quốc?
03:30, 13/06/2024
Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?
04:00, 20/05/2024