Một “vũ khí” khác mà chúng ta rất ít biết đến, đó là các công ty ô tô Trung Quốc đã đầu tư mua bán sáp nhập, sở hữu cổ phần rất nhiều hãng xe lớn ở Mỹ và châu Âu.
>>Đánh thuế xe điện Trung Quốc, châu Âu sẽ chịu thiệt?
Liệu phương Tây có thể ngăn chặn được ngành công nghiệp xe hơi đồ sộ nhất mọi thời đại? Đây là câu hỏi rất nóng được các nhà nghiên cứu đặt ra ngay sau khi Mỹ và châu Âu tung các gói thuế áp vào xe điện Trung Quốc.
Khởi đầu muộn hơn đối thủ, vào những năm 80 thế kỷ trước, công nghiệp xe hơi Trung Quốc hầu như chưa có gì. Ngày nay, đất nước này có khả năng sản xuất khoảng 40 triệu xe mỗi năm - đủ để cung cấp cho một nửa thế giới.
Chỉ có khoảng 25 triệu ô tô được bán ở nước này vào năm 2023. Để giảm bớt lượng dư thừa, Trung Quốc đang ngày càng tìm cách xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quy mô công nghiệp xe hơi Trung Quốc đang ở mức “lớn nhất mọi thời đại”.
Michael Dunne, Giám đốc điều hành của Dunne Insights - một công ty theo dõi thị trường ô tô ở châu Á nói rằng: “Tôi gọi nó là Godzilla vĩ đại. Thế giới chưa bao giờ chứng kiến một ngành công nghiệp ô tô nào có quy mô như thế này”.
Các cuộc khảo sát cho thấy một phần lớn người mua sắm ở Mỹ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, sẽ vui lòng mua một chiếc ô tô Trung Quốc, bất chấp những lo ngại chung về quyền bảo mật cá nhân và an ninh quốc gia.
Xe điện Trung Quốc rẻ đến mức, nếu không có gói thuế 100%, mức giá cho một chiếc xe điện đến từ đại lục là 11.500USD/chiếc. Thượng nghị sĩ Mỹ Sherrod Brown đã nói trên nền tảng truyền thông xã hội X: “Thuế quan là không đủ. Chúng ta cần cấm xe điện Trung Quốc vào Mỹ”. Ngay cả “vị thánh công nghệ” Elon Musk cũng không đặt tin tưởng vào hàng rào thuế quan. Vì sao?
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung năm 2018 đã chứng minh rằng nó lại gây tổn hại cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ bằng cách tăng chi phí linh kiện. Cuối cùng, vô hình dung cuộc chiến này đã đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa của các công ty Trung Quốc với việc buộc họ đầu tư vào các quốc gia khác để tránh thuế quan.
Một “vũ khí” khác mà chúng ta rất ít biết đến, đó là các công ty Trung Quốc đã đầu tư mua bán sáp nhập, sở hữu cổ phần tại bao nhiêu hãng xe lớn ở Mỹ và châu Âu?
Đúng là từ năm 2018, Trung Quốc đổ tiền thâu tóm, mua cổ phần nhiều thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới. Geely bỏ ra 9 tỷ USD sở hữu 10% cổ phần Daimler (Đức), trước đó Geely đã mua đứt thương hiệu London Taxi Company 17,4 triệu USD, đổi tên thành London EV Company, chuyên sản xuất xe taxi.
>>"Nối gót" Mỹ, EU sẽ áp mức thuế nào với xe điện Trung Quốc?
Volvo và công ty con Polestar đã thuộc sở hữu của Geely, mặc dù các thương hiệu này có trụ sở tại Thụy Điển. Do đó, việc ô tô mang nhãn hiệu Trung Quốc đến Mỹ chỉ là vấn đề thời gian.
Dongfeng Motor vào tháng 2/2014 đầu tư gần 1,1 tỷ USD vào tập đoàn xe hơi Pháp PSA để đổi lấy 14% cổ phần thương hiệu Peugoet Citroen; MG (Morris Garages - Anh) cũng về tay SAIC Motor. Ngay tại đầu não công nghiệp xe điện Mỹ, Tencent Holdings cũng sở hữu 5% cổ phần Tesla, trị giá 1,8 tỷ USD,…
Từ những cứ điểm này, xe hơi Trung Quốc mang thương hiệu lớn nghiễm nhiên thương mại hợp pháp ở bất cứ đâu. Washington rõ ràng biết, song nếu họ đánh thuế Dongfeng Motor, Geely, BAIC,… cũng có nghĩa là đánh vào đồng minh ở châu Âu.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc tung chiến lược đầu tư xe điện mới
04:00, 08/06/2024
"Nối gót" Mỹ, EU sẽ áp mức thuế nào với xe điện Trung Quốc?
03:30, 13/06/2024
Đánh thuế xe điện Trung Quốc, châu Âu sẽ chịu thiệt?
04:00, 15/06/2024
Cuộc chiến giá xe điện của Trung Quốc lan ra toàn cầu
03:00, 27/05/2024
Mỹ đánh thuế “khủng”, xe điện Trung Quốc sẽ về đâu?
04:00, 20/05/2024
Trung Quốc tung loại xe điện mới, châu Âu lại lo ngại
03:30, 15/05/2024