>>Chủ tịch Quốc hội: Không phải sắp xếp chỉ để “sắp xếp”

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh tại phiên họp xem xét việc bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên) năm 2020; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2021, ngày 15/3.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Trong 2 tờ trình gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự toán ngân sách T.Ư 2 khoản viện trợ khoảng 1.413 tỉ đồng phát sinh trong 2020 và 4.217 tỉ đồng trong năm 2021 nhưng chưa được đưa vào dự toán.

Theo ông Phớc, đây là các khoản “tăng thu” nên thẩm quyền quyết định là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do đó Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, đa số ý kiến Ủy ban này cho rằng, về thẩm quyền, Chính phủ cần trình việc này ra Quốc hội để quyết định, không phải Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dẫn quy định của luật Ngân sách nhà nước quy định việc Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, ông Cường cho rằng chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán đối với các khoản chưa có trong dự toán.

>>“Nóng” xăng cao, thuốc “chợ đen”, quảng cáo “ma”

, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

“Việc Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chưa phù hợp với luật Ngân sách nhà nước”, ông Cường nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Chính phủ trình bổ sung dự toán năm 2020 và xác định đây là khoản viện trợ phát sinh trong năm, song báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 đã xác nhận khoản thu, chi này.

Như vậy, đây là khoản đã phát sinh từ năm 2019, không phải là khoản phát sinh trong năm 2020, nhưng đến năm 2022 mới báo cáo bổ sung dự toán và phân bổ khoản chi này là quá chậm (gần 4 năm).

“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan T.Ư xác định rõ trách nhiệm trong việc không tuân thủ quy định của luật Ngân sách nhà nước”, ông Cường nói.

>>Làm rõ điều kiện đưa người dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng các khoản viện trợ mà Chính phủ đề nghị bổ sung vào dự toán đều "rất minh mạch", và việc bổ sung này "chủ yếu là thủ tục". Do đó, ông Phớc đề nghị chỉ nên trình Quốc hội quyết những quyết sách lớn, còn những khoản như thế này đều được báo cáo thường xuyên, minh bạch, quản lý chặt chẽ thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Trao đổi về đề nghị này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, theo pháp luật về ngân sách thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định việc này.

Đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính - ngân sách, theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết mà chỉ chuẩn bị ý kiến trình Quốc hội quyết. “Tờ trình của Chính phủ về vấn đề này chưa đủ điều kiện để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Kết luận phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất Chính phủ chuẩn bị trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để trình Quốc hội xem xét quyết định theo đúng thẩm quyền.