Chuyên gia của lãnh đạo, cơ quan của Quốc hội phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Diendandoanhnghiep.vn Theo Nghị quyết, chuyên gia phải có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tham vấn, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong công tác tham mưu...

>>Chủ tịch Quốc hội: Hoạt động HĐND vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số: 15/2022/UBTVQH15 Quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Nghị quyết này quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (sau đây gọi tắt là “cơ quan, người có thẩm quyền”).

Chuyên gia bao gồm: nguyên đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, người làm công tác quản lý, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở trong nước và ngoài nước; có điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này.

Điều 2. Nguyên tắc sử dụng chuyên gia

Việc sử dụng chuyên gia phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, người có thẩm quyền và bảo đảm công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Cơ quan, người có thẩm quyền tùy theo tính chất công việc được sử dụng chuyên gia làm việc theo hình thức thường xuyên hoặc theo từng nội dung công việc cụ thể vào thời gian nhất định, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Căn cứ vào tình hình thực tế, nhu cầu công việc và lĩnh vực cụ thể, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định số lượng chuyên gia cần sử dụng.

Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện của chuyên gia

Có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tham vấn; có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, tâm huyết, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức sâu rộng, có trí tuệ và uy tín trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách, chiến lược. Có khả năng tham vấn thông thạo trong một số lĩnh vực cụ thể đã được thực tiễn khẳng định; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên gia

Nghiên cứu, cung cấp thông tin, hoàn chỉnh báo cáo, bài viết, bài nói, ý kiến bình luận, nhận xét, phát biểu, các ý kiến góp ý theo nhiệm vụ và lĩnh vực được giao.

Tham vấn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng pháp luật;  các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; các vấn đề được các cơ quan, người có thẩm quyền quan tâm trong hoạt động xây dựng luật, pháp lệnh; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Chuyên gia được mời tham dự các phiên họp: toàn thể Ủy ban, Thường trực Ủy ban mở rộng; phiên họp chuyên đề năm, các phiên họp khác của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Thư ký Quốc hội theo quyết định của cấp triệu tập hội nghị; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; được tham dự và thể hiện quan điểm, chính kiến trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các phiên giải trình, các đoàn công tác, khảo sát, giám sát liên quan đến ngành, lĩnh vực phân công; được trả thù lao theo quy định.

Chuyên gia có nghĩa vụ thực hiện các quy định về bảo mật thông tin và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan, người có thẩm quyền trực tiếp sử dụng giao.

Một phiên họp của UBTVQH.

Một phiên họp của UBTVQH.

Điều 5. Chế độ, hình thức và mức thù lao chi trả cho chuyên gia

Cơ quan, người có thẩm quyền thuê chuyên gia theo hình thức ký hợp đồng làm việc.

Mức thù lao chi trả cho chuyên gia có thể trả theo tháng, theo tuần, theo ngày, theo giờ hoặc thuê khoán chuyên môn. Định mức chi cho từng nội dung cụ thể không vượt quá định mức chi đã được quy định tại các văn bản hiện hành.

Hồ sơ thanh quyết toán gồm: Hợp đồng, biên bản bàn giao và nghiệm thu thanh lý hợp đồng và các giấy tờ liên quan khác kèm theo kết quả tham vấn, sản phẩm hoàn thành phải bảo đảm đạt chất lượng và được cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá đáp ứng yêu cầu.

Điều 6. Nguồn kinh phí và các điều kiện bảo đảm hoạt động của chuyên gia

Kinh phí sử dụng chuyên gia và điều kiện bảo đảm hoạt động của chuyên gia được tính trong kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan, người có thẩm quyền.

Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể xem xét bố trí phòng làm việc, phương tiện đi lại và các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động của chuyên gia.

Giao Văn phòng Quốc hội phối hợp, thống nhất với Bộ Tài chính quy định: lập dự toán kinh phí hằng năm; hướng dẫn chi tiết về nội dung, định mức chi; hồ sơ thanh quyết toán kinh phí thuê chuyên gia theo quy định.

Điều 7. Điều khoản thi hành

Tổng Thư ký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các đơn vị, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày (bốn mươi lăm ngày) kể từ ngày ký ban hành.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia của lãnh đạo, cơ quan của Quốc hội phải đáp ứng tiêu chuẩn nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714374104 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714374104 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10