>> [CẢM XÚC XUÂN] Tết của người giữ rừng

Này nhé, chạy xe qua dãy đồi thông xanh mướt, những vườn chè xanh cổ thụ với thân cây mốc thếch, trắng loang lổ là đến với quần thể chùa Tháp Tường Long uy nghi giữa bao la biển trời đông bắc. Vòng xuống chân núi là đền cô Chín – suối Rồng nổi tiếng linh thiêng với mạch nước ngầm ngọt mát chảy ngày đêm không dứt.

Chỉ cách hơn hai cây số, đền bà Đế nằm sát bờ biển với câu chuyện tình bi thương của người con gái tài sắc một thời. Nhưng thích nhất là ra đảo Dáu, phường Vạn Hương quận Đồ Sơn, Hải Phòng – hòn đảo nhỏ có ngọn hải đăng được xây dựng từ thời Pháp, làm nhiệm vụ dẫn đường cho tàu thuyền cập cảng Hải Phòng từ năm 1898. Đảo chỉ nằm cách bờ chừng hơn cây số mà cảm giác khi ra đến đây là như tách xa cuộc sống bận rộn, hoà mình với biển trời bao la.

Đầu xuân, biển mùa xuân đẹp lắm, nước xanh dịu mát, gió thổi mạnh khiến du khách phải kéo cao cổ áo, thu mình lại để phóng tầm mắt ra theo ánh mặt trời lấp loáng trên đầu vạn ngàn con sóng. Thoảng trong gió có hơi ấm nồng nàn của biển cả, của hơi ấm mùa xuân theo ánh nắng vàng tươi. Dập dềnh cùng sóng cùng gió, chưa kịp quen với cảm giác bồng bềnh thì du khách đã cập bến lên bờ.

Khu đền thờ Nam Hải Đại Vương mặt hướng ra phía biển, được xây dựng khang trang bề thế, là điểm tựa tâm linh cho bà con nơi đây - vị thần biển luôn che chở, bảo vệ ngư dân ra khơi thuận buồm xuôi gió, mùa màng bội thu…

Ngôi đền được dựng để thờ vị võ tướng nhà Trần tử trận trong trận chiến thắng quân Nguyên - Mông trên sông Bạch Đằng. Xác Ngài trôi dạt về vùng biển này, được nhân dân trong vùng chôn cất, tương truyền chỉ sau một đêm mối đã đùn kín lên ngôi mộ. Người xưa Nghĩ ngài được “thiên tang”, nên quanh năm khói hương, thờ phụng, trở thành người cai quản cả vùng biển này.

Nhờ sự truyền miệng về sự linh thiêng của Nam Hải Đại Vương, không ai dám lấy đi ngọn cỏ, lá cây trên đảo, nên ở đây vẫn giữ gìn được vẻ nguyên sơ của tự nhiên. Chỉ mấy bước chân sau ngôi đền là quần thể đa búp đỏ đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Sâu trong núi, bên trên những rặng lá lốt rừng xanh tốt là những cây thị cổ thụ có từ rất lâu đời.

>> [CẢM XÚC XUÂN] Về làng nghe tiếng đất hô...

>> [CẢM XÚC XUÂN] Tết độc lạ của dân tộc Dao Quảng Ninh

>> [CẢM XÚC XUÂN] Tết giữa non ngàn

Du khách làm lễ ở đảo bao giờ cũng có thêm chai nước ngọt, nước tinh khiết theo truyền thống chứ ở trên đảo có một giếng nước ngầm cứ cho nước ngọt quanh năm không cạn. Cũng thật lạ kỳ vì đảo rất nhỏ, diện tích chỉ độ một cây số vuông mà lại có nguồn nước ngọt trong mát quý giá này.

Trước đây, khi chưa có đường ống nước và điện lưới từ bờ kéo ra đảo, giếng này là nguồn nước chính cho bộ đội biên phòng, những người canh giác hải đăng, đội ngũ đo quan trắc khí tượng và thủ từ của ngôi đền thiêng.

Sau mấy năm gián đoạn vì dịch bệnh năm, nay lễ hội đảo Dáu truyền thống ( tổ chức từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch) hy vọng được đón thật nhiều du khách đến với hòn đảo nhỏ, tham gia các hoạt động rước đèn về đêm, thả thuyền giấy, hội tế… đông vui.

Còn nếu không, du khách có thể tự mình khám phá xuống bãi đá quanh đảo, hay thả bộ bước chân trong rừng nguyên sinh, lắng nghe tiếng lá khô xào xạc dưới bước chân giữa tiếng chim lảnh lót, ngắm ánh mặt trời xuyên qua tán lá với không gian yên tĩnh và thanh sạch và nhớ giữ gìn đảo Dáu mãi là viên ngọc quý, “chỉ lấy đi những bức ảnh và để lại những dấu chân”.