[CẢM XÚC XUÂN] Tết độc lạ của dân tộc Dao Quảng Ninh

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Ninh là vùng đất hội tụ nhiều dân tộc, giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt ngày Tết của dân tộc Dao có những điểm độc đáo rất riêng biệt.

>>> [CẢM XÚC XUÂN] Khám phá thác Bản Giốc dịp Tết

Từ trảy hội làng

Ông Triệu Thanh Xuân - TP Hạ Long - Quảng Ninh chia sẻ: Vào những ngày cuối năm và chuẩn bị cho một năm mới đang tới cũng là thời điểm người Dao Thanh Y (xã Bằng Cả, TP Hạ Long) nô nức chuẩn bị những công việc để tổ chức 2 lễ hội lớn và trang trọng nhất năm của cộng đồng người Dao nơi đây: Lễ cuối năm và hội làng đầu năm.

Theo ông Xuân, do tích cũ của những già làng truyền lại, người Dao Thanh Y ở Bằng Cả (TP Hạ Long) vốn có mặt ở đây đã qua cả chục thế hệ, vào khoảng 300 năm trước đây. Họ từng là những cư dân “du canh du cư” khắp nơi, thế nhưng cuộc sống không được no ấm.

Nghi lễ cúng, báo cáo tổ tiên, cầu mưa thuận gió hòa đều được người Dao Thanh Y rất chú trọng trong cả lễ cuối năm và hội đầu năm (báo Quảng Ninh)

Nghi lễ cúng, báo cáo tổ tiên, cầu mưa thuận gió hòa đều được người Dao Thanh Y rất chú trọng trong cả lễ cuối năm và hội đầu năm (báo Quảng Ninh)

Cho tới một ngày, bước chân tổ tiên họ đã tới vùng đất bằng phẳng, thiên nhiên hài hòa, có rừng núi, sông suối, ruộng đồng phì nhiêu màu mỡ là đất Bằng Cả và họ quyết định định cư ở đây. Cuộc sống no ấm cũng giúp bản sắc, đời sống văn hóa tinh thần của họ được củng cố.

Theo phong tục, người Dao Thanh Y ở Bằng Cả có 5 ngày lễ, hội lớn nhất năm, trong đó ngày lễ cuối năm và ngày hội đầu năm mới là 2 dịp quan trọng nhất. Lễ cuối năm diễn ra vào ngày 20 tháng Chạp là ngày tổng kết sau một năm lao động, là thời điểm giải quyết, kết thúc các việc cũ trong năm để đón chào năm mới tràn đầy hy vọng và hạnh phúc.

Đây là nghi lễ để báo cáo tổ tiên về thành quả của con cháu. Các chủ hộ đại diện các hộ gia đình, thường là các nam đinh mới được đi dự. Lễ được tổ chức theo hình thức góp lễ để cúng lễ. Tức là mỗi gia đình đến dự lễ phải đóng góp, có thể là góp tiền, thường là các gia đình đều góp con gà, nắm gạo, thẻ hương... Lễ cúng diễn ra trang trọng do chính trưởng bản thực hiện báo cáo với tổ tiên, cầu cho 1 năm mưa thuận gió hòa.

Các cô gái Dao duyên dáng trong trang phục lễ đẹp nhất, trổ tài ném còn ở dịp Hội làng Xuân (báo Quảng Ninh)

Các cô gái Dao duyên dáng trong trang phục lễ đẹp nhất, trổ tài ném còn ở dịp Hội làng Xuân (báo Quảng Ninh)

Đây là một nghi lễ độc đáo của người Dao Thanh Y ở Bằng Cả. Và cũng sau lễ này, từ ngày 21 tháng Chạp trở đi bà con dân bản mới chính thức được vào ăn Tết. Cách lễ cuối năm không xa là Hội làng, vốn có từ lâu đời. Hội làng Bằng Cả diễn ra vào ngày 1 tháng 2 Âm lịch chính là lễ hội truyền thống được mong chờ nhất trong năm. Trước đây, Hội làng có những quy định rất nghiêm ngặt, người đến dự hội làng chủ yếu là nam giới, chủ hộ gia đình và trên nguyên tắc tự nguyện.

>>> [CẢM XÚC XUÂN] Tết này con sẽ về nhà

Mỗi khi đến ngày hội làng thì con cháu các dòng họ dù có đi đâu xa cũng phải nhớ mà về. Khi tham gia hội làng, các thầy cả, thầy hai, trưởng bản bắt buộc phải mặc trang phục dân tộc; các thành viên cộng đồng làng cũng được yêu cầu, khuyến khích mặc trang phục truyền thống khi tham gia hội làng.

Ngày diễn ra hội làng, khoảng 8 giờ 30 sáng, chủ hộ mỗi gia đình mang đến góp một con gà (từ 0,8 đến 1 kg), một bát gạo nếp, 1-2 lít rượu chua để nộp cho thầy mo của các dòng họ Dao Thanh Y. Phần lễ được người Dao Thanh Y chú trọng với ý niệm thành kính với các nghi lễ cầu trời, thổ địa, thổ công, thành hoàng làng phù hộ cho dân bản năm mới mưa thuận gió hoà, làm ăn phát đạt, mùa màng tốt tươi; rồi cầu cho dòng họ và cho cả thôn bản người Dao Thanh Y.

Rực rỡ, rộn ràng lễ hội Xuân của người Dao Thanh Y ở Bằng Cả (ảnh báo Quảng Ninh)

Rực rỡ, rộn ràng lễ hội Xuân của người Dao Thanh Y ở Bằng Cả (ảnh báo Quảng Ninh)

Phần hấp dẫn và sinh động nhất là phần hội. Đến Hội làng Bằng Cả dịp đầu năm, du khách cùng với việc được chiêm ngưỡng phần lễ nghi mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Y, còn được tham gia phần hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, như: Đánh cờ dân gian, ném còn, kéo co, bắn nỏ hay đẩy gậy rồi lại cùng nhau hát đối giao duyên...Tất cả được diễn ra ở không gian rộng lớn của nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc ở Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y xã Bằng Cả (TP Hạ Long).

Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa TP Hạ Long cho biết: Ngày hội là không gian của các trò chơi truyền thống, nơi các cô gái Dao Thanh Y xúng xính trong các trang phục lễ hội đẹp, nhiều màu sắc. Du khách có thể hòa mình vào các trò chơi dân gian, cùng thưởng thức những chén rượu bâu ngọt ngào mà dân bản nhiệt thành dành cho du khách. Nhiều năm gần đây, hội được TP Hạ Long tổ chức quy củ, là không gian tham quan trải nghiệm thú vị cho du khách bốn phương.

...đến tiên cảnh của bản người Dao trên dãy Phiêng Chè 

Theo anh Nguyễn Hải Phong - Quận 1 TP HCM cho biết: Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, hai vợ chồng anh đều đặt vé ra Bắc để trải nghiệm. Một những nơi đến trải nghiệm của xuân Quý Mão anh chọn là bản sông Moóc và Khe Tiền, xã Đồng Văn. Theo anh Phong, nằm lưng chừng dãy núi cao, bản sông Moóc và Khe Tiền, xã Đồng Văn là hai trong số những bản có cảnh quan đẹp, bảo tồn được giá trị văn hóa cộng đồng nhất ở Bình Liêu. Đây cũng là địa điểm được như tiên bồn tiên cảnh khi tới Bình Liêu. 

Được biết, Bản Sông Moóc và Khe Tiền cùng nằm trên dãy núi Phiêng Chè cao khoảng 1.200m so với mực nước biển. Để khám phá, du khách có thể khởi đầu hành trình từ bản Sông Moóc, cách thị trấn Bình Liêu chừng 25-30km. Đường lên Sông Moóc không khó bởi đường giao thông thông đẹp và khá thuận lợi. 

Khung cảnh của bản Khe Tiền nhìn từ trên cao (báo Quảng Ninh)

Khung cảnh của bản Khe Tiền nhìn từ trên cao (báo Quảng Ninh)

Khi tiết trời sang xuân cây cối đâm chồi nảy lộc du khách sẽ khám phá Sông Moóc là hành trình đi giữa muôn trùng màu xanh của rừng hồi, quế ẩn hiện giữa những làn sương mờ buổi sớm. Dọc đường qua bản là những thửa ruộng bậc thang, xen kẽ là những mái nhà trình tường lợp ngói âm dương. Sông Moóc mỗi mùa mang một nét đẹp riêng.

Cả bản làng như một bức tranh đầy sắc màu. Khám phá sông Moóc là hành trình đi qua hai bản Sông Moóc A và Sông Moóc B. Từ Sông Moóc, du khách sang bản Khe Tiền chỉ chừng 2-3km. Bản Khe Tiền nằm giữa thung lũng lớn, xung quanh là núi rừng. 

Ngoài cảnh quan, điều thu hút bước chân lữ khách tới các bản này chính là đời sống, văn hóa của người Dao ở đây. Nơi đây có thể coi là “bảo tàng thu nhỏ” sống động về con người, cuộc sống, phong tục tập quán của người Dao Thanh Phán. Hình ảnh du khách dễ dàng bắt gặp khi tới Sông Moóc hay Khe Tiền là bà con dân tộc Dao trong bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc với các chị, các mẹ cặm cụi bên những gian bếp nhỏ, những khung cửi trước hiên nhà trình tường. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. 

Theo chị Bàn Thị Vân, đầu năm, người Dao Thanh Phán không kiêng kỵ gì trong việc xông nhà, xông đất. Sáng mùng Một, đàn ông trong bản tập trung về nhà trưởng thắp hương, uống chén rượu nồng chúc mừng năm mới. "Đây cũng là dịp để phụ nữ Dao khoe những bộ quần áo mới do chính tay mình chăm chút, khéo léo thêu cả năm ròng, nam nữ thanh niên dập dìu vui như ngày hội, tới các nhà chúc Tết cụ già, mừng tuổi em nhỏ

Bản Sông Moóc hấp dẫn du khách bởi nằm lưng chừng núi, thấp thoáng những ngôi nhà vách đất giữa ruộng bậc thang hay rừng hồi, quế. (báo Quảng Ninh)

Bản Sông Moóc hấp dẫn du khách bởi nằm lưng chừng núi, thấp thoáng những ngôi nhà vách đất giữa ruộng bậc thang hay rừng hồi, quế. (báo Quảng Ninh)

Theo chị Vân, người dân ở đây còn lưu giữ được rất nhiều nét đẹp về phong tục tập quán, những lễ hội như Hội Kiêng gió (4/4), Tết Hàn thực (3/3)… Hiện bản Sông Moóc cũng là điểm đến, trong hành trình kết nối với các tuyến điểm đẹp khi đường đi khá thuận lợi, khoảng cách từ Sông Moóc tới các điểm như: tới cửa khẩu Hoành Mô (chừng 10km), Khe Tiền (khoảng cách chừng 3km), vườn hoa Cao Sơn (10km), thác Khe Vằn (20km)... Sông Moóc B là điểm đến vô cùng hấp dẫn, là điểm dừng chân khám phá nghỉ dưỡng cho mỗi du khách.

Với những du khách ưa khám phá có thể tới ngắm hai thác Sông Moóc và Khe Tiền. Thác Sông Moóc cao trên 10m, bao đời chảy xuống bào mòn bãi đá rộng hơn 400m2. Thác Khe Tiền gồm 3 thác nước nằm giữa khu rừng nguyên sinh đầu nguồn, bắt nguồn từ núi Quảng Nam Châu. Được biết, cả hai bản Sông Moóc và Khe Tiền đang được huyện Bình Liêu quan tâm đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa. Trong tương lai không xa, việc liên kết, phát huy giá trị, sự hấp dẫn của mỗi bản làng sẽ là yếu tố liên kết được hai trong số những bản vùng cao đẹp nhất ở Bình Liêu. 

Bài viết tham gia CẢM XÚC XUÂN gửi về hòm thư doanhien@dddn.com.vn. Tác phẩm phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút.

Lưu ý: Bài viết bao gồm thông tin tác giả, địa chỉ thường trú và số điện thoại để Ban Biên tập liên hệ khi cần.

Trân trọng cảm ơn!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [CẢM XÚC XUÂN] Tết độc lạ của dân tộc Dao Quảng Ninh tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711688053 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711688053 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10