>> Khó giảm ngay lãi vay

Các TCTD có một số điều kiện thuận lợi trong rà soát giảm chi phí vốn.

 Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của VietCapital Bank chỉ ở mức 8,8%.

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của VietCapital Bank chỉ ở mức 8,8%.

Thứ nhất, chi phí vốn trực tiếp có thể rẻ hơn nhờ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của các ngân hàng đã và đang tăng lên đáng kể theo hiệu ứng số hóa cũng như việc người dân “gửi tạm” tiền trong tài khoản để giảm chi phí chuyển đổi, chi phí cơ hội. Tại cuối năm 2021, hàng loạt ngân hàng đã có CASA rất cao với Techcombank dẫn đầu (50,5%), MBB (48,7%), MSB (35,7%)… Nhưng cũng có hàng loạt ngân hàng nhỏ có CASA thấp dưới 10% và chi phí vốn huy động đắt hơn, ví dụ Bac A Bank (3,3%), VietBank (4,8%), VietCapital Bank (8,8%)…

Thứ hai, trong 2 năm tới, các sáng kiến ngân hàng số sẽ tiếp tục giúp các ngân hàng tiết giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý lẫn chi phí vốn qua CASA.

>> Lo lãi vay đắt đỏ khi lãi suất huy động tăng cao

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính, điều kiện lãi suất cũng sẽ phải tính đến giá vốn huy động đắt lên khi lạm phát tăng lên; tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn sẽ tăng lên để hưởng lãi suất cao khi các kênh đầu tư giảm sức nóng, tăng rủi ro và CASA lại cũng có thể suy giảm. Chưa kể, COVID-19 làm suy giảm tích lũy của người dân và lượng rút ròng tiền gửi tăng mạnh.

Tổng Giám đốc của một ngân hàng cho biết, trong vòng 2 năm tới, việc yêu cầu các TCTD rà soát giảm chi phí để giảm lãi suất vẫn có tính khả thi, nhưng không cao. Các ngân hàng sẽ có thuận lợi, đó là kinh tế phục hồi giúp tăng trưởng tín dụng tốt hơn, ngân hàng cũng sẽ có cơ sở “của ăn, của dành” nhằm rà soát giảm chi phí theo yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên cùng với đó, nếu không có chính sách, biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho ngân hàng, thì nhiều tổ chức cũng sẽ gặp khó khăn khi mức độ trích lập dự phòng theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN sẽ phải tăng lên trong năm 2022-2023, chưa kể nợ xấu được cảnh báo sẽ tăng mạnh sau thời điểm nợ cơ cấu lại hết hiệu lực.