>> Hải Phòng: Khơi thông ngành công nghiệp mới

Những năm gần đây, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghiệp bứt phá

Với 14 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích gần 3.000 ha, có gần 500 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 9,1 tỷ USD đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung vào các ngành nghề như sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và linh kiện điện tử, ô tô, xi măng, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác... Đây sẽ là thị trường hạ nguồn rất lớn để phát triển ngành công nghiệp.

Phạm Xuân Thăng khẳng định tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có công nghệ kỹ thuật cao vào đầu tư

Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư tỉnh Hải Dương khẳng định tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có công nghệ kỹ thuật cao vào đầu tư

Là một trong những doanh nghiệp đầu tàu đóng góp ngân sách của tỉnh những năm qua, Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương (Kinh Môn) đang hoạt động tối đa công suất của các nhà máy. 3 tháng đầu năm nay, công ty sản xuất được 551.868 tấn phôi thép, vượt 6% so với kế hoạch, tăng 3% so với cùng kỳ các năm 2021, 2020; sản xuất 555.000 tấn thép thành phẩm, vượt 3% kế hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ. Doanh số bán hàng trong 3 tháng đầu năm nay cũng tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2020 và 2021. Theo đánh giá của doanh nghiệp, sản lượng thép tiêu thụ thời gian qua tăng mạnh chủ yếu do nền kinh tế đang phục hồi, đầu tư xây dựng tăng cao.

Công ty TNHH Điện tử Poyun Việt Nam trong khu công nghiệp Cộng Hòa (Chí Linh) là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch COVID-19. Nhưng từ giữa năm 2021 đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt từ đầu năm 2022 đến nay, sản lượng và doanh thu của công ty tăng trưởng cao.

Mặc dù gặp không ít khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng cao, nhưng doanh nghiệp đều phấn khởi khi thị trường đã sôi động trở lại.

Mặc dù gặp không ít khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng cao, nhưng doanh nghiệp đều phấn khởi khi thị trường đã sôi động trở lại.

Theo thống kê của doanh nghiệp, 3 tháng đầu năm nay, trung bình mỗi tháng công ty sản xuất được khoảng 17 triệu sản phẩm loa, dây dẫn các loại, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ vậy, doanh thu của công ty cũng tăng đột biến. Trong quý I.2022, trung bình mỗi tháng công ty đạt doanh thu hơn 96,3 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021, tăng hơn 11% so với trung bình các tháng của năm 2020. Đây là một trong những doanh nghiệp có sự phục hồi, tăng trưởng mạnh trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm nay.

>> Ngành công nghiệp làm đẹp chạy đua theo thực tế tăng cường

>> Nỗ lực phục hồi của ngành "công nghiệp không khói" xứ Dừa

Năm 2022, Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch đặt mục tiêu sản xuất 3,428 triệu tấn clinker, 4,68 triệu tấn xi măng, phấn đấu tổng sản phẩm tiêu thụ 5,35 triệu tấn. 3 tháng đầu năm nay, sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker của công ty đều tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu tăng 10%; lợi nhuận trước thuế tăng 53%.

Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương trong quý I năm nay tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm có mức tăng trên 20% như sản xuất trang phục, da giày, điện tử, máy vi tính, thiết bị điện, công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối điện... Theo đánh giá của cơ quan chức năng, một trong những nguyên nhân khiến sản xuất công nghiệp trong quý I năm nay tăng rất cao do cùng kỳ năm 2021 sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân quý I năm nay vẫn tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy, dấu hiệu phục hồi rõ rệt của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Những năm gần đây, tỉnh Hải Dương luôn quan tâm phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đầu tư cải tiến trang thiết bị

Theo ông Đỗ Đức Đôn - PGĐ Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, năm 2022, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng sản xuất từ 7-10% so với năm 2021. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, công ty đã có nhiều giải pháp từ việc đầu tư, cải tiến trang thiết bị đến bảo đảm an toàn, nâng cao đời sống người lao động. Đơn vị xây dựng kế hoạch sửa chữa, đầu tư bổ sung, cải tạo dây chuyền sản xuất, áp dụng kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng tháng, quý. Công ty luôn xác định con người là nhân tố trung tâm trong quản trị, sản xuất, kinh doanh. Thời gian tới, với các chính sách, giải pháp của Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công thì tình hình sản xuất, sản lượng gang thép tiêu thụ được kỳ vọng sẽ tiếp đà tăng trưởng tốt.

Còn bà Đặng Thị Quyên -  Giám đốc Hành chính nhân sự Công ty TNHH Điện tử Poyun Việt Nam cho biết, tình hình sản xuất của công ty đã được khôi phục hoàn toàn. Sản lượng sản xuất tương đương với thời kỳ trước khi xuất hiện dịch COVID-19. Với đà tăng trưởng như hiện nay, cùng tâm thế chủ động, linh hoạt, đi trước một bước trong phòng chống dịch, công ty sẽ quyết tâm đạt mục tiêu đề ra. Thiếu hụt lao động đang là vấn đề khó khăn nhất đối với chúng tôi. Công ty cần tuyển thêm khoảng 500 lao động mới để đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện nay, bà Quyên nói.

Ban lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch đã và đang triển khai nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra trong năm nay. Cụ thể là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, chuyển dịch các dòng sản phẩm theo xu hướng của thị trường, tập trung nguồn lực duy trì tỷ trọng các sản phẩm có lợi nhuận cao, bảo đảm an toàn cho người và thiết bị...

Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong năm 2022 là 10%.

Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong năm 2022 là 10%.

Năm 2022, Hải Dương xác định phương châm: “Thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá”. Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) trong năm 2022 là 10%. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền Hải Dương đã chỉ đạo tăng cường thu hút đầu tư, tháo gỡ các điểm nghẽn để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Với đà phục hồi như hiện nay, sản xuất công nghiệp trong tỉnh được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt để đóng góp tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Hải Dương. 

Thời gian tới, Hải Dương chủ trương thu hút đầu tư với 8 nhóm ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, gồm: các nhóm ngành công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics; sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị nghe nhìn kỹ thuật số; sản xuất thiết bị chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng; xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm cơ khí, cơ khí chính xác, các loại động cơ điện, động cơ diezel; sản xuất lắp ráp ô tô, thiết bị, máy xây dựng và máy nông nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng mới như bê tông nhẹ, gạch ngói không nung, tấm lợp cách âm, cách nhiệt; xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN, CCN.

Các dự án thuộc nhóm ngành trên được khuyến khích thực hiện trong KCN, CCN. Đối với các dự án có mục tiêu sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải xin ý kiến chủ trương của UBND tỉnh trước khi thực hiện đầu tư.