PCI Hải Dương vượt qua 34 bậc như thế nào?

MINH HUỆ 02/05/2022 06:25

Thời gian qua, với quyết tâm nâng cao thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Hải Dương quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo dựng niềm tin với cộng đồng doanh nghiệp.

>>>PCI 2021: Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm đứng đầu lần thứ 5 liên tiếp

>>>PCI 2021: Nam Định tăng 16 bậc, cao nhất trong 5 năm gần đây

Theo kết quả công bố, chỉ số PCI cấp tỉnh năm 2021 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thì Hải Dương xếp thứ 13 trong cả nước, thứ 6 trong số 11 tỉnh, thành phố ở vùng đồng bằng sông Hồng và đứng đầu trong nhóm 20 địa phương xếp loại khá. So với năm 2020, chỉ số PCI của tỉnh tăng 5,13 điểm, thứ hạng tăng 34 bậc. Đây là năm tỉnh có thứ hạng PCI cao nhất trong 17 năm qua. Hải Dương cũng là 1 trong 10 địa phương được đánh giá có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt trên cả nước.

Với vị trí chiến lược và lợi thế về trên trục Quốc lộ 5, 5B, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng cùng mạng lưới giao thông thủy nội địa, TP Hải Dương luôn giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội không chỉ với tỉnh Hải Dương mà còn cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Với vị trí chiến lược và lợi thế về trên trục Quốc lộ 5, 5B, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng cùng mạng lưới giao thông thủy nội địa, Hải Dương luôn giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Nhìn thẳng hạn chế

Năm 2020, PCI của tỉnh đạt 62,52 điểm, dù thứ hạng vẫn giữ nguyên ở vị trí 47/63 tỉnh, thành phố nhưng bị giảm 1,33 điểm so với năm 2019. Việc giảm điểm này là một bước đi thụt lùi trong năng lực điều hành kinh tế của chính quyền và cơ quan chuyên môn. Thứ hạng PCI không mấy khả quan trên bảng xếp hạng đã trở thành vấn đề “nóng” trong nhiều cuộc họp, thảo luận của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Hải Dương. 

Tại nhiều cuộc họp lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đưa vấn đề “nóng” như: Về số điểm tuyệt đối, PCI của Hải Dương năm 2020 có tăng so với năm 2016 (là năm tỉnh xếp thứ 36 trong cả nước) song trong tổng thể chung và vùng đồng bằng sông Hồng thì tỉnh chưa có sự bứt phá và có xu hướng tụt hậu.

Trong 10 chỉ số thành phần, tỉnh có 4 chỉ số cải thiện thứ hạng là tiếp cận đất đai, đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tính minh bạch. Tuy vậy, các chỉ số này vẫn thiếu ổn định qua các năm, thứ hạng cải thiện không đáng kể. Các chỉ số gia nhập thị trường, chi phí không chính thức, tính năng động, thiết chế pháp lý là điểm yếu trong PCI của tỉnh vì bị tụt hạng khá xa so với các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước. 

Doanh nghiệp FDI đến khảo sát thực tế tại vùng công nghiệp động lực của tỉnh

Doanh nghiệp FDI đến khảo sát thực tế tại vùng công nghiệp động lực của tỉnh Hải Dương 

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, tại rất nhiều cuộc họp Hải Dương đã “mổ xẻ” nguyên nhân khiến chỉ số PCI của tỉnh không những không tăng hạng mà còn giảm điểm. Đó là cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư còn hạn chế. Một số việc phải qua nhiều cấp, nhiều ngành khiến thời gian kéo dài, làm mất cơ hội đầu tư, gia tăng chi phí không chính thức. Công tác thu hút đầu tư chưa đột phá, không thu hút được nhiều dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ chất lượng cao. Số lượng doanh nghiệp tăng chậm, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được quan tâm đúng mức…

>>>PCI 2021: Sự trở lại Top 10 ấn tượng của Vĩnh Phúc trên bảng xếp hạng

Những hạn chế chậm khắc phục này được Hải Dương xác định chủ yếu do nguyên nhân chủ quan. Trong đó chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thực sự coi nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư là nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển chung. Vì thế chưa đổi mới về tư duy, còn thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Một bộ phận cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tham mưu và thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến đầu tư kinh doanh còn nhũng nhiễu, tiêu cực, tạo ra rào cản đối với môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Tính minh bạch, công khai trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và tiếp cận nguồn lực của tỉnh chưa cao…


Sự bứt phá ngoạn mục của Hải Dương trong chỉ số PCI là thành quả đến từ rất nhiều nỗ lực của chính quyền các cấp

Sự bứt phá tăng 34 bậc của Hải Dương trong chỉ số PCI là thành quả đến từ rất nhiều nỗ lực của chính quyền các cấp

Quyết liệt cải thiện

Với mục tiêu tăng phải tăng bậc trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 10% trở lên so với năm 2020, Hải Dương đặt ra các nhiệm vụ quyết liệt để thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành năm 2021 trong10 chỉ số thành phần của Hải Dương, có 8 chỉ số tăng điểm và 2 chỉ số giảm điểm. Chỉ số tăng điểm cao là tính năng động của chính quyền đạt 8,24 điểm, tăng 3,15 điểm; cạnh tranh bình đẳng đạt 8,38 điểm, tăng 3,25 điểm; tiếp cận đất đai đạt 7,37 điểm, tăng 0,85 điểm... Có 2 chỉ số giảm điểm là gia nhập thị trường đạt 7,24 điểm, giảm 0,34 điểm; đào tạo lao động đạt 6,64 điểm, giảm 0,82 điểm.

Với nỗ lực quyết tâm vượt bậc. Hải Dương có những bước nhảy ngoạm mục vượt qua 34 bậc để xếp thứ 13/64 tỉnh, thành trên bảng xếp hạng PCI. Đây là năm đầu tiên mà Hải Dương có thứ hạng PCI cao nhất trong 17 năm qua. Hải Dương cũng là 1 trong 10 địa phương được đánh giá có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt trên cả nước.

Sản xuất công nghiệp tại doanh nghiệp FDI Hải Dương

Sản xuất công nghiệp tại doanh nghiệp FDI Hải Dương

Theo ông Triệu Thế Hùng – Chủ tịch UBND tỉnh Hải dương cho biết: Đột phá lớn nhất trong nỗ lực cải thiện chỉ số PCI của tỉnh Hải Dương là việc ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025. Với phương châm “cấp uỷ, chính quyền phục vụ nhân dân và đồng hành với doanh nghiệp”, môi trường đầu tư của tỉnh đã có những cải thiện về chất khi công tác xúc tiến đầu tư được nâng tầm.

 Những cuộc gặp gỡ của lãnh đạo tỉnh với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất cho những đổi mới trong xúc tiến đầu tư của tỉnh. Các tập đoàn lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… đều đánh giá Hải Dương có nhiều thế mạnh trong thu hút dự án chất lượng cao, đồng thời bày tỏ mong muốn được tạo điều kiện để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

Tháng 3 vừa qua, lần đầu tiên Hải Dương tổ chức tọa đàm thu hút đầu tư FDI Hàn Quốc, từ đó tạo nền móng để tỉnh tiếp cận các dòng vốn FDI uy tín, chất lượng đến từ nhiều quốc gia. Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của tỉnh được thành lập để tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, Hải Dương coi công tác quy hoạch là chìa khoá thu hút và quản lý đầu tư hiệu quả, bền vững. Tỉnh đẩy nhanh việc rà soát, điều chỉnh, lập quy hoạch xây dựng các ngành, lĩnh vực. Đồng thời đẩy nhanh quy hoạch, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Các quy hoạch được công khai, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất và triển khai đầu tư.

Tỉnh thành lập tổ công tác để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư, doanh nghiệp luôn có sự đồng hành của cơ quan chuyên môn trong quá trình tìm hiểu, thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hoàn thiện vị trí việc làm cũng được chú trọng, kiên quyết loại bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.

Một góc KCN Đại An - Hải Dương

Một góc KCN Đại An - Hải Dương

Xác định cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính là một trong những điều kiện quyết định để có được thiện cảm từ phía doanh nghiệp, tỉnh đã rút ngắn thời gian giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư.

Cụ thể, đăng ký thành lập doanh nghiệp giảm từ 3 ngày tối đa xuống 2 ngày, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư giảm từ 15 ngày xuống 7 ngày. Giảm thời gian giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với doanh nghiệp mới thành lập chuyển từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ từ 30 ngày xuống còn không quá 10 ngày. Thủ tục thẩm định đánh giá tác động môi trường từ 30 ngày xuống còn 20 ngày. Rút ngắn thời gian thẩm định và cấp giấy phép xây dựng so với quy định trung bình là 31,5 ngày. Việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài giảm từ 7 ngày xuống 3 ngày… Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính đã tạo thuận lợi khi giảm chi phí và tiết kiệm thời gian cho các nhà đầu tư. Tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh thực hiện dịch vụ hành chính công mức độ 3 và 4 để vừa hiện đại hoá công tác quản lý, vừa bảo đảm chính xác, kịp thời trong quá trình giải quyết thủ tục phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao, bằng những giải pháp cụ thể, quyết liệt, Hải Dương kỳ vọng nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành "miền đất hứa" cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.Nhiệm vụ thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

  • PCI 2021: Nam Định tăng 16 bậc, cao nhất trong 5 năm gần đây

    PCI 2021: Nam Định tăng 16 bậc, cao nhất trong 5 năm gần đây

    14:49, 28/04/2022

  • PCI 2021: Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện

    PCI 2021: Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện

    22:48, 28/04/2022

  • Chủ tịch Đắk Nông Hồ Văn Mười:

    Chủ tịch Đắk Nông Hồ Văn Mười: "PCI là tình cảm doanh nghiệp dành cho chính quyền"

    03:02, 29/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
PCI Hải Dương vượt qua 34 bậc như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO