LTS: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi: trong bối cảnh kinh tế khó khăn do tác động bởi dịch bệnh, thiên tai, phải có cách làm chủ động, cố gắng huy động được nhiều nguồn lực và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hiệu quả hơn nữa.

 Biến động trữ lượng rừng 5 tỉnh Tây Nguyên. Nguồn: Tổng cục Phòng,

Biến động trữ lượng rừng 5 tỉnh Tây Nguyên. Nguồn: Tổng cục Phòng,

Máu rừng đầu nguồn đổ xuống bởi nạn khai thác rừng trái phép không được chặn đứng, bởi nạn phá rừng lấy đất sản xuất, bởi khai thác khoáng sản và hàng loạt dự án thuỷ điện đầu tư xây dựng tại miền rừng đầu nguồn. Điều đó đồng nghĩa với hàng chục nghìn ha rừng khác sẽ bị khai tử và đó là nguyên nhân thảm họa của mẹ thiên nhiên trả cho lòng tham con người.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia cho biết, tác hại của thủy điện nhỏ và vừa tại miền núi đã góp phần không nhỏ vào việc phá rừng đầu nguồn một cách hợp pháp. Đó cũng chính là nguyên nhân gây ngập lụt và thiếu nước ở hạ du. Vì mùa khô hạ du cần nước thì thủy điện lại tích, mùa lụt hạ du thừa nước thì lại xả vì dung tích hồ chứa quá thấy không đủ dung tích phòng lũ.

Việc đầu tư thủy điện dọc theo dãy Trường Sơn đã được các chuyên gia cảnh báo. Đó là hình thành những hồ treo hay những "quả bom nước" treo lơ lửng trên đầu người dân vùng hạ du. Đó là chưa kể mỗi một thủy điện đầu tư người ta đã dùng một lượng lớn thuốc nổ phá đá mở đường… cũng là một tác nhân gây ra thảm họa sạt lở núi.

Nhưng không chỉ nhà máy thủy điện, mà còn nhiều công trình phục vụ du lịch, cá nhân cũng đang xây dựng tràn lan trên khắp núi rừng đất nước. Cả có phép lẫn không phép vẫn đang tồn tại ngang nhiên. Có thể thấy như ở bán đảo Sơn Trà, rừng phòng hộ Sóc Sơn, rồi biệt phủ rừng Hải Vân…

Ngay lúc này, cần rà soát lại nghiêm túc tổng thể các công trình, quy hoạch bảo đảm ưu tiên tuân thủ quy luật tự nhiên. Thực hiện nghiêm khắc, đặt tính mạng con người, môi trường xã hội, thiên nhiên lên hàng đầu.