>> Đường vòng của khí đốt Nga đến châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Điện Kremlin, thủ đô Moskva, ngày 28/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại cuộc gặp vào ngày 28/11. Ảnh: AFP.

Theo ông Ruslan Zheldibay, Thư ký báo chí của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, lãnh đạo Kazakhstan và Nga đã thảo luận tại Điện Kremlin và cùng nhất trí tổ chức các cuộc trao đổi cụ thể để thành lập một liên minh hỗ trợ vận chuyển khí đốt giữa Uzbekistan, Kazakhstan và Nga và sang nước khác.

Một số quan chức cấp cao Nga xác nhận thông tin này và cho biết ý tưởng lập liên minh được đưa ra nhằm hỗ trợ vận chuyển khí đốt giữa ba nước và tới các bên mua năng lượng khác.

Được biết, Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn, trong khi đó cả Uzbekistan lẫn Kazakhstan đều kết nối với Nga thông qua một đường ống khí đốt. Bên cạnh đó, Nga cũng có đường ống dẫn sang Trung Quốc đi qua lãnh thổ hai nước này.

Trước đó, Nga cũng thúc đẩy quan hệ hợp tác tích cực với Iran trong lĩnh vực năng lượng. Hai nước đã ký một bản ghi nhớ về khoản đầu tư trị giá 40 tỷ USD vào các dự án khí đốt của Iran và đang bắt tay vào thực hiện.

Có thể thấy, ngay sau khi xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu suy giảm do chiến sự Nga- Ukraine gây ra, Nga đang tìm cách để mở rộng thị trường khí đốt sang một số quốc gia khác nhằm giảm nhẹ tác động của lệnh cấm từ Mỹ và các nước phương Tây.

Nga có vẻ như là một đối tác đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp khí đốt của Iran. Trước đây, Moscow đã bày tỏ sự quan tâm và Gazprom (OTCPK:OGZPY) đã mở văn phòng tại Tehran, nhưng việc này hoàn toàn mang tính biểu tượng: gã khổng lồ khí đốt Nga không muốn mạo hiểm với các lệnh trừng phạt vì phát triển quan hệ với Iran.

>> Châu Âu và thách thức làm đầy kho dự trữ khí đốt

Nga đang đẩy mạnh hợp tác với các nước khác nhằm đa dạng thị trường ngoài EU

Nga đang đẩy mạnh hợp tác với các nước khác nhằm đa dạng thị trường ngoài EU

Tuy nhiên, sau khi Nga tiến hành cuộc chiến tại Ukraine, mọi việc đã thay đổi. Vào tháng 7 vừa qua, Công ty Dầu khí Quốc gia Iran và Gazprom đã ký bản ghi nhớ trị giá 40 tỷ USD. Và mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Mehdi Safari cho biết nhiều hợp đồng cụ thể đã được ký kết.

Mặc dù vậy, các nhà phân tích trong ngành năng lượng đã bày tỏ sự nghi ngờ về mục đích của việc mở rộng thị trường khí đốt của Nga. Trên thực tế, sản lượng khai thác của Uzbekistan và Kazakhstan chỉ gần đủ đáp ứng nhu cầu nội địa. Do đó, các chuyên gia đánh giá, khí đốt của Nga sẽ được chuyển sang hai quốc gia để né lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong khi đó, về phía Iran, việc Moscow giúp Tehran phát triển hai mỏ khí đốt South Pars và Kish cũng đang được đặt dấu hỏi do rào cản về loại ống chuyên dụng, khi loại này không được sản xuất ở cả hai nước và không thể nhập khẩu từ bên ngoài do cấm vận.

Mặt khác, Iran cũng có kế hoạch xây dựng các kho cảng LNG của riêng mình với sự giúp đỡ của Nga, nhưng điều đó cũng sẽ không dễ dàng. Cả Nga và Iran đều chưa xây dựng một kho cảng LNG hoàn chỉnh của riêng họ và do bị cô lập về công nghệ, cả hai nước sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng kho cảng.

Có vẻ như đối với Iran, nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga là một cơ hội tốt để lấp đầy khoảng trống thị trường. Tuy nhiên, thật khó để Tehran có thể cạnh tranh với Moscow về giá cả, vì khi việc cung cấp khí đốt của Nga cho EU giảm dần, các nhà sản xuất Nga sẵn sàng đưa ra các mức chiết khấu lớn.

Ngay từ tháng 5 vừa qua, người đứng đầu Liên minh các nhà xuất khẩu dầu, khí đốt và sản phẩm hóa dầu của Iran, SEYD Hamid Hosseini, đã phàn nàn rằng việc Nga bán phá giá dầu khí đã khiến giá khí đốt giảm trên toàn khu vực. Điều này đã dẫn đến việc những thị trường xa xôi như Afghanistan đã yêu cầu Tehran giảm giá.

Ông Simone Tagliapietra, chuyên gia về chính sách năng lượng tại Viện Nghiên cứu Bruegel ở Brussels, Bỉ nhận định, trong kịch bản quan hệ giữa Iran và phương Tây bắt đầu tan băng, Nga có thể gặp khó khăn hơn trong việc mở rộng đối tác mới.

Hiện Chính phủ Nga đang trông cậy vào sự hợp tác với Iran để gây áp lực lên thị trường năng lượng thế giới. Nhưng do nhà nhập khẩu khí đốt chính của thế giới, EU, vẫn đang tích cực đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với cả hai nước, nên cơ hội thành công của liên minh tiềm năng này có vẻ rất mong manh.