Đường vòng của khí đốt Nga đến châu Âu

Diendandoanhnghiep.vn Khi EU cố gắng loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, nhưng họ lại có thể trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc với một phần trong đó đến từ Nga.

>>>Khủng hoảng khí đốt ở Đức: Nguy cơ xóa sổ một biểu tượng

Theo báo cáo của Nikkei Asia cho biết, trước mùa đông, kho chứa khí đốt của châu Âu gần như đã đầy 80%, một phần nhờ nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc. Trong khi Nga đã giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu sau cuộc khủng hoảng với Ukraine. Tuy nhiên, các báo cáo cũng chỉ ra rằng xuất khẩu khí đốt của Nga đang tìm đường vào châu Âu, bằng cách thông qua Trung Quốc.

Trung Quốc “ngư ông đắc lợi”

Các công ty khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc đã tăng nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Theo một báo cáo cho thấy, các công ty Trung Quốc đã bán 4 triệu tấn LNG trên thị trường quốc tế. Con số này chiếm khoảng 7% lượng tiêu thụ khí đốt của châu Âu trong nửa đầu năm nay.

Các công ty khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc đã tăng nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài.

Các công ty LNG của Trung Quốc đã tăng nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài.

Bằng chứng về điều này đến từ Tập đoàn JOVO của Trung Quốc, một nhà môi giới LNG, cho biết họ đã bán một lô hàng LNG trị giá tới 100 triệu USD cho một người mua châu Âu. Trong khi tập đoàn lọc dầu lớn nhất Trung Quốc, Sinopec Group, cũng cho biết họ đã chuyển lượng LNG dư thừa lên đên 45 chuyến hàng LNG, tương đương khoảng 3,15 triệu tấn ra thị trường quốc tế.

Bà Anna Mikulska từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng tại Viện Chính sách Công Baker của Đại học Rice của Đức cho rằng: “Nếu châu Âu đang mua LNG từ Trung Quốc, thì có khả năng một số có thể là của Nga”.

Bà cũng nói thêm rằng: “EU không thể làm gì khác ngoài việc buộc phải mua từ Trung Quốc bởi tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng vào mùa đông này. Bằng cách này, chính Trung Quốc chứ không phải Nga sẽ thu được lợi nhuận bổ sung tiềm năng từ việc bán lại lượng khí đốt này”.

Có thể thấy, trong việc tái xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang châu Âu bằng nguồn cung từ Nga, Trung Quốc đang được lợi đủ đường khi "mua rẻ và bán đắt".

>>>"Nóng" cuộc chạy đua khí đốt toàn cầu

>>>Thiếu hụt khí đốt, Châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái kinh tế

Hợp tác Trung - Nga

Trên thực tế, doanh số bán khí đốt của Nga sang Trung Quốc qua đường ống dẫn khí đã tăng gần 65% trong sáu tháng đầu năm so với năm 2021. Kể từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine nổ ra, chi tiêu của Trung Quốc cho nhập khẩu năng lượng từ Nga đã tăng lên 35 tỷ USD, từ 20 tỷ USD một năm trước đó, theo Bloomberg đưa tin.

Các kế hoạch năng lượng của Moscow kêu gọi tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Các kế hoạch năng lượng của Nga đang nhắm đến mục tiêu tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trước đó, vào năm 2014, tập đoàn Gazprom của Nga và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một thỏa thuận 30 năm trị giá 400 tỷ USD để xây dựng đường ống dẫn khí Power of Siberia, một đường ống có chiều dài 3.000 km ở Nga và 5.000 km ở Trung Quốc. Đường ống này được khởi động vào cuối năm 2019 và dự kiến sẽ cung cấp cho Trung Quốc tới 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm khi đạt công suất tối đa vào năm 2025.

Các kế hoạch năng lượng của Moscow kêu gọi tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Chắc chắn là Nga đang biết rất rõ rằng họ cần phải đa dạng hóa sang các thị trường mới khi EU giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung của mình. Nhưng, những gì Nga bán cho Trung Quốc cũng trên cơ sở giá theo hợp đồng và thỏa thuận mà Trung Quốc và Nga thực hiện đối với Power of Siberia khá có lợi đối với Trung Quốc, cả về giá cả.

“Do đó, Trung Quốc sẽ phá vỡ thế độc quyền xuất khẩu của Gazprom khi bán lại khí LNG của Nga”, Albrecht Rothacher, một nhà ngoại giao EU và chuyên gia Đông Á, cho biết.

EU có thể sẽ gặp khó?

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng châu Âu không thể mong đợi các nhà cung cấp Trung Quốc bù đắp tình trạng thiếu hụt năng lượng, vì tổng lượng khí đốt mà Trung Quốc có thể xuất khẩu sang châu Âu là hạn chế so với các nguồn cung từ Nga.

Ngoài ra, khi hoạt động kinh tế hồi sinh ở Trung Quốc, tình hình sẽ đảo ngược, khiến châu Âu phụ thuộc vào Bắc Kinh để cung cấp khí đốt với giá cao hơn.

Đặc biệt, còn một vấn đề khá “đau đầu” với EU cũng như Mỹ và NATO là khi Nga và Trung Quốc hướng tới sự hợp tác, họ có thể làm việc cùng nhau để thao túng và gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu.

“Điều này sẽ không được giải quyết cho đến khi châu Âu tìm ra các vấn đề về nguồn cung thay thế. Điều đó sẽ không dễ dàng và chắc chắn sẽ không xảy ra vào mùa đông này”, bà Anna Mikulska nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường vòng của khí đốt Nga đến châu Âu tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711710802 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711710802 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10