>>> Diễn đàn “Thúc đẩy giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ trong hoàn cảnh mới”
nhưng 8 tháng năm 2021 thương mại nông sản hai nước đạt mức 10,9 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021

Bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng 8 tháng năm 2021 thương mại nông sản hai nước đạt mức 10,9 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Đến thời điểm này, hầu hết nông lâm thủy sản của Việt Nam đều xuất khẩu vào Mỹ với lượng rất lớn, trong đó riêng sản phẩm gỗ đạt kim ngạch 7-8 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng 8 tháng năm 2021 thương mại nông sản hai nước đạt mức 10,9 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 29,1% trong tổng thị phần xuất khẩu ngành hàng nông nghiệp của Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng nông sản của Việt Nam và Mỹ mang tính bổ trợ cho nhau chứ không phải cạnh tranh. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, một số mặt hàng Việt Nam có thể mạnh và Mỹ có nhu cầu nhập để đáp ứng tiêu dùng nội địa như rau, củ, quả, cà phê, chè, hạt tiêu, cao su, hạt điều, thủy sản. Nếu vượt qua được các rào cản kỹ thuật thì xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

>>> Diễn đàn “Thúc đẩy giao thương Việt Nam – Hoa Kỳ trong hoàn cảnh mới”

>>> Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ

Trong khi đó, các nông sản xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Việt Nam là bông, các sản phẩm đầu vào của ngành sữa, đồ gỗ, ngô, đậu nành, bột mỳ… đây đều là những sản phẩm đầu vào quan trọng của các ngành sản xuất, chế biến tại Việt Nam.

Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ nhận định, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cùng với sự hỗ trợ năng động từ các cơ quan liên quan và hệ thống Thương vụ ở nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường, khai thông các kênh bán hàng mới cho nông sản, như thương mại điện tử, đã góp phần làm nên mức tăng trưởng ấn tượng cho một số mặt hàng như rau quả, thực phẩm.

Mặt khác, hiện nay Trung Quốc vẫn đang duy trì các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ, nên nhiều mặt hàng xuất sang thị trường này sụt giảm do phải kiểm tra, kiểm dịch và khử trùng, mất nhiều thời gian, chi phí. Trong khi đó, nhờ kiểm soát được dịch bệnh, các hoạt động được mở cửa trở lại, Mỹ trở thành thị trường tiềm năng cho nông sản Việt xuất khẩu trong các mặt hàng khác nhau.

Măc dù vậy, hàng hóa Việt Nam cần phải để ý đến việc tăng trưởng xuất khẩu không để phụ thuộc quá nhiều vào việc được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần lưu ý về xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ thay vì xuất khẩu gián tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi qua Mỹ.

Chính vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị, các doanh nghiệp trong nước nên phối hợp với nhà nhập khẩu, phân phối tại Hoa Kỳ nghiên cứu phương thức thanh toán linh hoạt, hỗ trợ chia sẻ rủi ro, nhất là giai đoạn đầu tiếp cận thị trường.

Bên cạnh đó, xem xét việc liên kết, đầu tư kho lạnh để lập trung tâm phân phối hàng Việt Nam tại một cảng nhập khẩu lớn ở Bờ Tây, sau đó mở rộng quy mô để có thể phục vụ nhiều nhóm hàng. Việc này sẽ giúp giảm chi phí, tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp đưa hàng ra thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp chủ động cập nhật, thường xuyên cung cấp thông tin, chủ động khai mở, tạo cơ hội thị trường.

Đặc biệt, với việc Vietnam Airlines mở đường bay thẳng thương mại đến Mỹ sẽ tạo cú hích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Tuy nhiên, về lâu dài, các chuyên gia khuyến cáo, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các chuỗi phân phối lớn. Đồng thời bàn thân các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản cần triển khai các chiến dịch quảng bá, cung cấp quả tươi để tạo điểm nhấn củng cố hình ảnh, thương hiệu trái cây đặc sản của Việt Nam. Các bộ, ngành tiếp tục đàm phán, mở thêm thị trường cho hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kỳ.