>>Hậu COVID-19: Mất tiền thật từ nỗi sợ mơ hồ

TS.BSCKI Nguyễn Thị Sim, Phụ trách đơn vị Can thiệp bào thai Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội khuyến cáo. Theo TS.BS Nguyễn Thị Sim, triệu chứng "hậu COVID-19" biểu hiện ở cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 là đối tượng dễ bị tổn thương.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 là đối tượng dễ bị tổn thương. Ảnh minh họa

Có người luôn cảm giác lo âu và hoang mang khiến cuộc sống kém chất lượng, có người mất ngủ, rối loạn cơ thể, dẫn tới trầm cảm, rối loạn hành vi... Nhất là với phụ nữ mang thai – đối tượng rất dễ nhạy cảm thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Điều này cần phải được quan tâm, theo dõi, thậm chí phải có bác sĩ chuyên sâu tầm soát tất cả các yếu tố ở trường hợp phát bệnh, phát bệnh cơ quan nào thì phối hợp với bác sĩ chuyên ngành cơ quan đó để điều trị bệnh.

“Vì sau khi mắc COVID-19 ngoài xuất hiện bệnh lý cho mẹ còn nhiều nguy cơ cho thai, như biến chứng tiền sản giật, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, suy thai, thai lưu, đẻ non, tử vong sơ sinh”, TS.BS Nguyễn Thị Sim nhấn mạnh.

Vẫn theo TS.BS Nguyễn Thị Sim, COVID-19 được coi là bệnh truyền nhiễm nặng nhất mà thế giới đang phải gánh chịu cho đến nay. Bệnh thường biểu hiện nặng hơn ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém như phụ nữ mang thai, những người mang thai kèm bệnh nền...

Đối với những đối tượng này, việc xét nghiệm âm tính sau khi mắc COVID-19 vẫn chưa được coi là an toàn. Đặc biệt, theo các nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy, các biểu hiện, biến chứng của COVID-19 có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng dù đã xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Các triệu chứng hậu COVID-19 thường xuất hiện từ 4 tuần trở lên sau khi nhiễm COVID-19. Nếu các triệu chứng dai dẳng, không được phát hiện sớm thì khả năng mất cơ hội điều trị rất cao, có thể để lại những di chứng nguy hiểm.

>>Nỗ lực tìm phương pháp điều trị hậu COVID-19

việc tự phòng bệnh cho chính mình là cực kỳ quan trọng.

Việc tự phòng bệnh cho chính mình là cực kỳ quan trọng. Ảnh minh họa

"Đó là triệu chứng hậu COVID-19 thường xảy ra ở những người bình thường, nhưng nếu xảy ra trên đối tượng là các sản phụ thì nguy cơ bệnh tiến triển nặng sẽ cao gấp nhiều lần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các số liệu thống kê quốc tế đã chứng minh phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ mắc COVID-19 và dễ chuyển mức độ nghiêm trọng hơn phụ nữ không mang thai", TS.BS Nguyễn Thị Sim cho biết.

Đánh giá về hội chứng hậu COVID-19, theo PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ đa phần là người trẻ, vì thế, tổn thương phổi không quá nặng nề và sự hồi phục rất tốt. Tuy nhiên, cũng như các bệnh nhân COVID-19 khác, họ có thể bị ảnh hưởng tâm lý, phổi ở giai đoạn hậu COVID-19.

Bên cạnh việc tái khám sau đẻ, các bác sĩ sẽ khai thác thêm các vấn đề tâm lý, hô hấp của bệnh nhân để trong trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia về tâm lý, hô hấp hỗ trợ.

"Trong bối cảnh này, tôi khuyến cáo với tất cả mọi người, việc tự phòng bệnh cho chính mình là cực kỳ quan trọng. Thực hiện tốt 5K, virus SARS-CoV-2 không xâm nhập vùng hầu họng thì không thể mắc bệnh. Virus cần vật chủ để lây truyền, không có vật chủ, dịch sẽ giảm", PGS.TS Trần Danh Cường nói.

PGS.TS Trần Danh Cường chia sẻ, tâm lý thai phụ khi bị COVID-19 thường hoang mang, lo lắng, bởi nhiều người lo ngại COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà đến cả em bé đang ở trong bụng.

Trước thực trạng Hà Nội và nhiều tỉnh thành gia tăng nhanh các ca mắc COVID-19, kéo theo sự gia tăng mắc COVID-19 ở các thai phụ, PGS.TS Trần Danh Cường khuyến cáo mọi người bình tĩnh, không nên quá sợ hãi. Các thai phụ F0 đều được theo dõi triệu chứng lâm sàng, tuổi thai, tình trạng thai nhi một cách chủ động để xử trí an toàn, đúng thời điểm nhất.