Khắc phục tổn thương tim mạch hậu COVID-19 cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Trong số rất nhiều triệu chứng gặp sau khi mắc COVID-19 thì những tổn thương về tim mạch được các chuyên gia y tế đánh giá là nguy cơ hàng đầu gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe lâu dài.

>>> Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên lạm dụng khám hậu COVID-19

Những ngày vừa qua chúng ta nghe rất nhiều đến câu chuyện hậu COVID-19 và những nỗi lo về di chứng của đại dịch. Hiện nay rất nhiều bệnh nhân và gia đình rất hoang mang về vấn đề chăm sóc sức khỏe giai đoạn hậu COVID-19 như thế nào?

Ở góc độ chuyên gia y tế, Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy – Trưởng khoa khám bệnh Tự nguyện – Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết: Để giảm được sự hoang mang và lo lắng, chúng ta phải làm chủ được hiểu biết của mình. Hiểu rõ như thế nào là hậu COVID-19, làm thế nào để phát hiện mình bị hậu COVID-19 và làm sao để phục hồi được sức khoẻ.

Di chứng tim mạch trong vấn đề hậu COVID là điều đáng phải quan tâm nhất

Di chứng tim mạch trong vấn đề hậu COVID-19 là điều đáng phải quan tâm nhất sau khi mắc COVID-19

Bác sĩ Thủy cho biết: Hậu COVID-19 xảy ra với những người đã bị COVID-19 mà các triệu chứng vẫn còn kéo dài ít nhất là trên 2 tháng sau khi nhiễm bệnh, và còn tồn dư sau đấy mà không thể loại trừ bằng những chuẩn đoán khác. 

Những triệu chứng rõ ràng nhất đó là ho kéo dài, mệt mỏi, tức ngực, chóng mặt, hay hồi hộp, nhịp tim nhanh. Có những người rơi vào tình trạng lo lắng, trầm cảm thậm chí là mất ngủ. Cũng có những người có những triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc thay đổi vị giác kéo dài, tình trạng não sương mù và người bệnh thường lo lắng về các vấn đề đó.

Di chứng tim mạch trong vấn đề hậu COVID-19 là điều đáng phải quan tâm nhất. Tim mạch vốn là cơ quan trọng yếu của cơ thể, vì vậy khi có những di chứng về tim mạch, nổi trội và nguy hiểm nhất là những di chứng như: bị viêm cơ tim, nhồi máu phổi, nhồi máu các mạch máu lớn, nhồi máu não.... thì hậu quả của di chứng rất nặng nề.

"Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào bị nhiễm COVID-19 cũng để lại những di chứng hậu COVID-19, nhưng nếu đã có di chứng này xảy ra thì khá là nặng nề. Chúng ta phải phát hiện, chuẩn đoán kịp thời", bác sĩ Thủy khuyến cáo.

Tọa đàm

Chuỗi tọa đàm được triển khai nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ tại tọa đàm ở góc độ Y học cổ truyền, bác sĩ Trần Quang Đạt - Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho biết: Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể sẽ làm tăng những cục máu đông trong người, làm tổn thương trực tiếp tim, tổn thương các mạch máu, do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bác sĩ Đạt cho biết, virus SARS-CoV-2 sẽ làm tăng những cục máu đông trong người, làm tổn thương trực tiếp tim, tổn thương các mạch máu, do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vì vậy việc giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu đối với bệnh nhân tim mạch là ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân mắc tim mạch nhiễm covid -19.
Việc tiêm vaccine sẽ gây viêm cơ tim nhưng tỉ lệ rất nhỏ, trong khi người bệnh bị hậu COVID-19 thì cơ tim bị hẹp, cục máu đông sẽ nhiều hơn.

Sau khi người bệnh mắc COVID-19 có nhiều chứng bệnh, ảnh hưởng đến tâm lý nhiều kéo dài đến 2-3 tháng, sau đó các triệu chứng tức ngực, khó thở,.... Nếu phát hiện có bệnh lý của tim mạch sau khi mắc COVID-19 thì người bệnh nên tìm cách khắc phục ngay.

bác sĩ Trần Quang Đạt - Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bác sĩ Trần Quang Đạt - Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bác sĩ Đạt cho biết có rất nhiều người bị COVID-19 như cầu thủ bóng đá sau đó vẫn tiếp tục hoạt động được do chưa bị ảnh hưởng của tim mạch nhưng người bệnh nên đi khám để kiểm tra. Ngoài các thuốc của bệnh viện, người bệnh cần năng cao chế độ dinh dưỡng, tập luyện, tinh thần lạc quan và kêt hợp thêm giải pháp hỗ trợ tim mạch. Hiện có rất nhiều thảo dược tác dụng tốt làm cho máu tiêu tan nhanh hơn, làm tiêu tan cục máu đông, bớt các bệnh lý về tim mạch.

>>> Hậu COVID-19: Mất tiền thật từ nỗi sợ mơ hồ

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy chia sẻ: Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người bệnh và để lại nhiều hậu quả tàn dư sau đó. Việc có những triệu chứng về tim mạch điển hình như đau thắt ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh, cảm giác mệt và rối loạn nhịp tim... bệnh nhân có thể bị suy tim, dẫn đến tình trạng ngộp thở khi đang ngủ ban đêm, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi. Nếu không phát hiện kịp thời những biến chứng tim mạch, bệnh nhân có thể bị viêm tim cấp dẫn đến tử vong.
Hiện nay, di chứng hậu tim mạch COVID-19 đang được quan tâm nhất, với di chứng lớn như vim cơ tim, nhồi máu não... tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng để lại di chứng và không phải ai cũng mắc hậu COVID-19. Chúng ta nên tránh 2 thái cực: Lo lắng quá hoặc chủ quan quá. Người bệnh cần đi khám đúng lúc và đúng thời điểm để bác sĩ đưa ra những lời khuyên chuyên sâu và nắm bắt được sức khỏe.

Bác sĩ

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy: Cần đi khám đúng lúc và đúng thời điểm để bác sĩ đưa ra những lời khuyên chuyên sâu và nắm bắt được sức khỏe

Bác sĩ Thủy cũng đưa ra lời khuyên đối với những bệnh nhân mắc COVID-19, nếu các trệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng thì phải quan tâm và đi khám. Không nhất thiết bị mắc Covid-19 xong là đi khám ngay mà nên để 1-2 tuần theo dõi sức khỏe rồi mới đi khám. Đặc biệt khi có các triệu chứng kéo dài, tồn lưu thì chúng ta cần kiểm tra sức khỏe bởi việc đi khám mang lại nhiều ưu điểm, sẽ được tư vấn để yên tâm và theo dõi các bài tập về tập thở, ăn uống điều độ.

Từ góc độ của truyền thông, nhà báo Hồ Minh Chiến - Tổng Biên tập Tạp chí Gia đình Việt Nam cũng cho rằng: Bên cạnh các lực lượng chủ lực như y tế, công an, quân đội, các cơ quan chức năng thì vai trò của cơ quan truyền thông vô cùng quan trọng và mang lại nhiều thành quả tốt trong công tác phòng chống dịch, cung cấp thông tin, kỹ năng cho người dân về phòng chống COVID-19.

Báo chí và truyền thông thời gian vừa qua có nhiều thành tựu với nhiều thông tin tốt, ngay cả mạng xã hội, các cơ quan báo chí chính thống đóng vai trò chủ lực trong cung cấp thông tin giúp người dân có thông tin nhanh, giúp cơ quan chứng năng trong việc điều hành, vận hành hệ thống và ra các quyết sách đúng đắn, kịp thời.

Nhà báo Hồ Minh Chiến:

Nhà báo Hồ Minh Chiến: vai trò của cơ quan truyền thông vô cùng quan trọng và mang lại nhiều thành quả tốt trong công tác phòng chống dịch, cung cấp thông tin, kỹ năng cho người dân về phòng chống COVID-19

Báo chí cũng đã làm tốt vai trò định hướng thông tin, đấu tranh với những thông tin sai lệch, xuyên tạc, gây hoang mang dư luận, những thông tin làm cản trở trong công tác phòng chống dịch, thậm chí thông tin sai để trục lợi. Báo chí và các phương tiện truyền thông đã kịp thời phản ánh, biểu dương ghi nhận khuyến khích lực lượng phòng chống dịch, đặc biệt là đội ngũ những người làm trong ngành y. Họ (những y bác sĩ nơi tuyến đầu - PV) đã dũng cảm vào nơi tâm dịch, đối mặt với hiểm nguy để chăm lo, điều trị và giúp đỡ người dân phòng chống dịch.

Bên cạnh những cái làm được, nhà báo Hồ Minh Chiến cho rằng truyền thông cũng còn những hạn chế như bị động trong thông tin, thông tin chậm, đặc biệt tình trạng nhiễu loạn, nhiễm độc thông tin gây hoang mang, khiến người dân, người bệnh không chỉ thêm lo lắng mà còn bị tổn hại về tinh thần, vật chất, thậm chí có những dòng thông tin với mục đích trục lợi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khắc phục tổn thương tim mạch hậu COVID-19 cách nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713546930 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713546930 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10