Quảng Nam: Kinh tế tăng trưởng trong đại dịch

TUẤN VỸ 04/12/2021 13:39

Sau một thời gian "oằn mình" vì tác động tiêu cực của dịch COVID-19, tỉnh Quảng Nam đã có những kết quả khởi sắc hơn trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế.

>>Quảng Nam: Nhiều hệ lụy từ mỏ cát được tận thu

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, hoạt động tăng trưởng kinh tế tại địa phương đang có dấu hiệu hồi phục. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 ước đạt 60.491 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 5,04% so với cùng kỳ (năm 2020 tăng trưởng -5,5%). Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 1,48 tỷ USD, tăng 40,5%, nhập khẩu đạt 2,01 tỷ USD, tăng 16%.

Được biết, quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Nam (theo giá hiện hành) hơn 102.017 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 13,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8% (trong đó công nghiệp chiếm 28,4%), khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 32,9%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 18,5%. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người đạt 67,5 triệu đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ.

Tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn tỉnh đạt 444 nghìn lượt khách, giảm 53,6% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đạt 12 nghìn lượt khách, giảm 96,9%, khách trong nước đạt 431 nghìn lượt khách, giảm 23,4%. Doanh thu du lịch năm 2021 đạt 480 tỷ đồng, giảm 55,2% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 92,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Nguyễn Quang Thử - Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam cho biết vực công nghiệp và xây dựng có sự phục hồi, sản xuất công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ (trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng 9,1%). Thương mại - dịch vụ chưa hồi phục, chỉ tăng 0,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 42,6 nghìn tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu đạt 1,48 tỷ USD, tăng 40,5%; nhập khẩu đạt 2,01 tỷ USD, tăng 16%.Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 1.042 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký hơn 8.960 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động 8.138 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 87.832 tỷ đồng”, ông Nguyễn Quang Thử thông tin.

Kinh tế Quảng Nam đang dần được phục hồi, đặc biệt là ngành du lịch khi được thí điểm đón khách quốc tế đầu tiên trên cả nước.

Kinh tế Quảng Nam đang dần được phục hồi, đặc biệt là ngành du lịch khi được thí điểm đón khách quốc tế đầu tiên trên cả nước.

Ngoài ra, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tháng 11 ổn định hơn so với tháng trước do tăng cường các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 15,8% so với tháng trước, tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4% so với cùng kỳ.

Được biết, trong thời gian tới các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, định hướng đầu tư sản xuất theo cụm ngành với công nghệ hiện đại, ít sử dụng lao động. Tỉnh Quảng Nam ưu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp ô tô để sớm hình thành Trung tâm công nghiệp cơ khí quốc gia tại Khu kinh tế mở Chu Lai, trong đó có ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp phụ trợ cơ khí đa dụng, sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

>>Quảng Nam chốt phương án xử lý các dự án bất động sản sai phạm

>>Khách du lịch quốc tế nói gì sau 1 tuần trải nghiệm tại Quảng Nam?

Bên cạnh đó, các cụm ngành công nghiệp điện khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ ngành dệt may, công nghiệp thực phẩm, đồ uống cũng sẽ được tỉnh Quảng Nam quan tâm nhiều hơn.  Ngoài việc khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra, tỉnh Quảng Nam cũng đã lên kế hoạch thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp với những ngành nghề tiên tiến, đóng góp ngân sách nhiều, hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích sử dụng đất. Các ngành khai thác, chế biến khoáng sản phải đổi mới công nghệ, chế biến sâu, không làm tổn hại môi trường cũng được tỉnh Quảng Nam chú trọng phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường yêu cầu các sở, ngành quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, rà soát, dứt điểm chỉ tiêu kế hoạch để hoàn thành năm 2021, tạo đà cho năm 2022. Về xây dựng nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, ông Cường cho rằng cần phải tính đến việc thích ứng với tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19.

Hiện tại, tỉnh Quảng Nam đang chú trọng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất trong tình hình mới.

Hiện tại, tỉnh Quảng Nam đang chú trọng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất trong tình hình mới.

Bây giờ phải hướng về doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất”, ông Phan Việt Cường cho hay.

Theo ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới là tập trung thu ngân sách đảm bảo kế hoạch. Đồng thời, các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giải ngân vốn đầu tư công đạt chỉ tiêu đề ra.

“Cần tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống dịch Covid-19, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccie. Ngoài ra, cần kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam tập trung khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Quảng Nam tập trung khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    13:45, 01/12/2021

  • Quảng Nam ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

    Quảng Nam ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

    14:05, 30/11/2021

  • Hàng nghìn người dân huyện miền núi Quảng Nam bị cô lập vì sạt lở

    Hàng nghìn người dân huyện miền núi Quảng Nam bị cô lập vì sạt lở

    14:36, 29/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam: Kinh tế tăng trưởng trong đại dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO