Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Móng Cái khẳng định tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực logistics cho kinh tế địa phương.
>>>Thúc đẩy cơ chế liên kết phát triển doanh nghiệp logistics
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, ông Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, địa phương đang chú trọng triển khai hệ thống hạ tầng logistics.
“Quảng Ninh rất quan tâm quy hoạch phát triển, trong đó có 7 quy hoạch chiến lược của tỉnh đều có nội dung phát triển hạ tầng cho kinh tế cửa khẩu cũng như cho kinh tế Móng Cái. Đến nay đã tích hợp 7 quy hoạch chiến lược này thành 1 quy hoạch phát triển chung với các khu kho bãi hạ tầng logistics”, ông Giang cho biết.
Đặc biệt, lãnh đạo Sở Công Thương cho biết thời gian qua thu hút đầu tư cho hạ tầng logistics như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái,…rút ngắn thời gian từ Móng Cái về Hà Nội, Hải Phòng. Cùng với đó là một số hạ tầng như Cảng Vạn Ninh. Tại Móng Cái còn có hạ tầng KCN, Cầu Bắc Luân…
Hiện, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng trong năm 2021 các công trình động lực trọng điểm, gồm: công trình đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; công trình đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả; công trình cầu Cửa Lục 1, đồng thời đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp cảng biển Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc (thị xã Quảng Yên); cảng biển Hải Hà (huyện Hải Hà); đường ra cảng và cảng Vạn Ninh (thành phố Móng Cái) và thu hút kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược về đầu tư hạ tầng cảng biển gắn với các dịch vụ hỗ trợ logistics tại cảng Hòn Nét - Con Ong (thành phố Cẩm Phả).
Đồng thời tập trung hỗ trợ để đưa dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1), Triển khai lập Đề án xây dựng, phát triển KKT ven biển Vân Đồn, KKTCK Móng Cái, KKT ven biển Quảng Yên và các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Dự án Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1). Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường từ QL 18 đến khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản cấp tỉnh tại huyện Đầm Hà) , Xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20+050, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng):
Trong quá trình thu hút đầu tư Quảng Ninh cũng rất chú trọng tới các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư trong nước, trong khi thu hút đầu tư FDI rất khó khăn.
>>>ogistics cho nông sản ĐBSCL: Liên kết phát triển logistics liên vùng
>>>Phòng tránh rủi ro thương mại quốc tế cho doanh nghiệp logistics
Quá trình triển khai thu hút đầu tư có nhiều điểm sáng kết hợp giữa vốn nhà nước và nguồn vốn tư nhân. Nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dự án là các dự án hạ tầng cảng biển, logistics như: Tập đoàn Sunrgroup, Tập đoàn T&T, Tập đoàn Bến Thành, VINACOMEX, Đông Dương Group…
Nhiều dự án cảng biển, logistics, hạ tầng giao thông - kỹ thuật đã được đầu tư hoàn thiện, điển hình Dự án bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) của Công ty Cổ phần cảng quốc tế Vạn Ninh, tổng mức đầu tư 2.248,5 tỷ đồng; 01 dự án đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư: Dự án Cảng hàng lỏng Yên Hưng do Công ty Cổ phần hàng lỏng Yên Hưng đề xuất với tổng vốn đầu tư khoảng 778,2 tỷ đồng tại tại khu vực Đầm Nhà Mạc; 01 dự án đang có các nhà đầu tư quan tâm, đề xuất nghiên cứu thực hiện (dự án cảng tổng hợp, container tại khu vực Con Ong – Hòn Nét), tại thành phố Cẩm Phả, do Tập đoàn Tuần Châu đề xuất nghiên cứu dự án đầu tư Cảng biển với tổng vốn (dự kiến) hơn 1 tỷ USD (tương đương khoảng 22.825.000 tỷ đồng).
Ông Lê Hồng Giang khẳng định: "Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa, trong đó dịch vụ logistics đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Tỉnh".
“Địa phương cũng chú trọng phát triển đội ngũ doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp với nguồn nhân lực chất lượng cao và ứng dụng công nghệ hiện đại để cung cấp các dịch vụ logistics với giá cả cạnh tranh. Hình thành các trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh với tiêu chuẩn cung cấp các dịch vụ logistics trọn gói 3PL, dần dần tiến tới cung cấp các dịch vụ logistics 4PL, 5PL tại khu vực TP. Hạ Long, khu vực Vân Đồn, thị xã Quảng Yên, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cửa khẩu Hoành Mô”, Phó Giám đốc Sở Công Thương nhấn mạnh.
Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2030 trở thành một cực của trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa, cửa ngõ xuất - nhập khẩu trọng yếu của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Do đó, Quảng Ninh xác định hợp tác với Hà Nội, Hải Phòng và Lạng Sơn trong phát triển các dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng của tỉnh. Đồng thời hợp tác logistics với nước ngoài giúp tăng cơ hội lớn kết nối với thị trường lớn hàng đầu thế giới thông qua kết nối chuỗi logistics, nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thiện chính sách chuỗi logistics.
Trong thời gian tới, Tỉnh cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào phát triển và hoàn thiện hạ tầng logistics nhằm nâng cao hiệu quả kết nối giữa tỉnh Quảng Ninh với các nước trong khu vực tam giác phát triển, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khu vực đồng bằng duyên hải Bắc Bộ thông qua xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng logistics, bao gồm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (đường bộ, đường biển, đường hàng không kết nối với Trung Quốc, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn..) và hạ tầng kho bãi, đi kèm với với hạ tầng thương mại đồng bộ và hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với các quy hoạch sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết, Thành phố đã tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gắn với hoạt động xuất nhập khẩu theo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và phù hợp với chính sách của phía Trung Quốc, trong đó chủ động, chuẩn bị tốt phương án xây dựng, giữ vững “Vùng xanh an toàn” cho khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới. Thành phố cũng thường xuyên trao đổi, hội đàm với Chính quyền thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhằm tạo niềm tin, cùng hợp tác khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên.
Trong đó, “Vùng xanh an toàn” cho hoạt động xuất nhập khẩu đã được áp dụng: Từ ngày 02/4/2022 đến nay, yêu cầu các tổ chức, cá nhân vào khu vực cửa khẩu, lối mở phải đảm bảo đủ các điều kiện: Đã tiêm đủ từ 02 mũi vắc xin phòng Covid-19 trở lên; có kết quả xét nghiệm âm tính với Virus Sars-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong 48 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu hoặc thực hiện test nhanh kháng nguyên tự trả phí; thực hiện nghiêm quy định “5K”, quét mã QR-code tự động (từ ngày 02/4/2022 đến nay đã test nhanh kháng nguyên đối với 12.642 lượt người vào trong khu vực cửa khẩu, lối mở, không làm ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu).
Đồng thời yêu cầu Lái xe trung chuyển phải mặc đầy đủ quần áo bảo hộ phòng dịch, đeo khẩu trang N95, bao giầy, găng tay, kính phòng hộ hoặc kính chống giọt bắn, thẻ lái xe trong suốt quá trình làm việc, không bật điều hòa khi đang lái xe;..
Thành lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc xây dựng “Vùng xanh an toàn” trong khu vực cửa khẩu, lối mở; tập trung chỉ đạo các ngành khối cửa khẩu, các đơn vị liên quan tăng cường công tác phối hợp, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu gian lận thương mại qua biên giới, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong khu vực cửa khẩu, lối mở;...; kịp thời trang bị vật tư y tế phòng, chống dịch cho các Ngành khối cửa khẩu, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trong quá trình làm việc, ăn nghỉ khép kín tập trung, duy trì trao đổi qua đường dây nóng với Cục Thương vụ và Quản lý cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) để kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình khôi phục thông quan tại cửa khẩu, lối mở. Tổng trọng lượng hàng hóa XNK từ 01/01/2022 – 06/6/2022 đạt 163.185 tấn, giảm 81% so cùng kỳ 2021.
Định hướng mạng lưới trung tâm logistics
Hình thành 06 trung trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh; (1) Trung tâm Logistics Cái Lân – Gắn với khu công nghiệp Cái Lân, cảng Cái Lân; (2) Trung tâm Logistics Vân Đồn – gắn với chuổi cảng hàng không (Vân Đồn) – cảng Hòn Nét (Cẩm Phả; (3) Trung tâm Logistics Quảng Yên – kết nối các khu vực: Khu đô thị công nghiệp CNC – Khu CN Sông Khoai – Khu CN, dịch vụ Đầm Nhà Mạc; (4) Trung tâm Logistics Móng Cái – kết nối các khu vực: CK Bắc Luân 1,2; cảng cạn ICD Km3+4, cảng Vạn Gia, cửa khẩu KaLong, KCN Hải Yên; (5) Trung tâm Logistics Hải Hà – kết nối các khu vực:CK Bắc Phong Sinh, KCN Texhong, cảng biển Hải Hà; (6) Trung tâm Logistics Bình Liêu – gắn với KKT cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn.
Có thể bạn quan tâm