Tác động kinh tế của làn sóng COVID thứ 4: (Kỳ 5) Những thách thức mang tính cấu trúc

Diendandoanhnghiep.vn Khủng hoảng kéo dài đã chỉ ra thêm những thách thức mang tính cấu trúc trong nước, đòi hỏi các chính sách ứng phó của Chính phủ.

fd

Chính phủ có thể cần phải mở rộng gói hỗ trợ tài khóa, đến nay vẫn ở mức khiêm tốn, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Nhóm phân tích của WB cho rằng, viễn cảnh kinh tế trong ngắn và trung hạn của Việt Nam phụ thuộc vào một số yếu tố: tốc độ tiêm vắc-xin trong nước; diễn biến của đại dịch và quá trình phục hồi hoạt động kinh tế ở các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam; và tăng trưởng yếu hơn so với kỳ vọng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể làm chậm quá trình phục hồi.

Quá trình phục hồi tại Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đang diễn ra nhưng còn mong manh. Nếu một hoặc nhiều rủi ro nêu trên trở thành hiện thực, thì nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ không hồi phục lại như dự kiến. Nền kinh tế vẫn có thể tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2021 và 5,5% trong năm 2022 (kịch bản xấu). Lạm phát vẫn ở mức thấp nhưng cân đối tài khóa và cán cân khu vực kinh tế đối ngoại sẽ không cải thiện như dự báo trong kịch bản cơ sở từ năm 2021 trở đi.

"Khủng hoảng kéo dài đã chỉ ra thêm những thách thức mang tính cấu trúc trong nước, đòi hỏi các chính sách ứng phó của Chính phủ" - báo cáo WB chỉ rõ.

Thứ nhất, xử lý hệ quả xã hội của khủng hoảng. Tác động của COVID-19 đến thị trường lao động và các hộ gia đình tiếp tục diễn ra trong năm 2021, và càng trở nên trầm trọng sau đợt dịch bùng phát vào tháng 2 và tháng 4. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chưa khôi phục hoàn toàn về mức trước COVID-19 và thu nhập của hộ gia đình đã bị ảnh hưởng, với mức độ khác nhau giữa các ngành nghề, giới và địa bàn. Những tác động đó đặc biệt liên quan đến nữ giới, là những người bị thiệt thòi hơn do những điều chỉnh gần đây trên thị trường lao động.

Đồng thời, những người làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức và những địa bàn mà hoạt động kinh tế phụ thuộc vào du lịch và doanh nghiệp quốc tế cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Tác động khác biệt như vậy có thể dẫn đến sự gia tăng kéo dài của bất bình đẳng. Thu nhập hộ gia đình bị giảm sẽ ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng và đầu tư, và qua đó ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế. Thu nhập thấp cũng có thể tác động đến các khoản đầu tư cho sức khỏe và giáo dục của trẻ em, gây ảnh hưởng lâu dài đến tích lũy vốn con người của đất nước. Các cấp có thẩm quyền cần cân nhắc tăng cường phạm vi bao phủ, xác định đối tượng mục tiêu và mức hỗ trợ trong các chương trình đảm bảo xã hội để đảm bảo rằng những nạn nhân hiện tại và tương lai của các cú sốc tự nhiên hay kinh tế nhận được hỗ trợ đầy đủ.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư công cũng có thể góp phần tăng chi tiêu công.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư công cũng có thể góp phần tăng chi tiêu công.

Thứ hai, cảnh giác với rủi ro khu vực tài chính đang tăng lên do khủng hoảng. Trong bối cảnh những đợt dịch gần đây, đặc biệt là đợt bùng phát trên diện rộng bắt đầu từ tháng 5, đã khiến nhiều doanh nghiệp ở các thành phố lớn và một số khu công nghiệp phải đóng cửa phòng dịch, cơ quan phụ trách chính sách tiền tệ cần thận trọng với những rủi ro đang gia tăng về nợ xấu. Họ cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự ổn định của hệ thống ngân hàng, hiện vẫn còn có một số ngân hàng chưa đảm bảo an toàn vốn.

Một hệ thống cảnh báo sớm cần được xây dựng để xác định những nguy cơ tiềm năng ở từng ngân hàng và cả hệ thống. Các cấp có thẩm quyền cần xây dựng chiến lược chấm dứt các biện pháp cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ rõ ràng. Việc triển khai thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ có thể che lấp một phần mức độ dễ bị tổn thương của bên vay và các ngân hàng, vì vậy cần được theo dõi chặt chẽ. Điều cần làm nữa là sớm ban hành kế hoạch xử lý nợ xấu, không cho phép gánh nặng nợ xấu kéo dài trong hệ thống ngân hàng vì nó có thể hạn chế vai trò hỗ trợ tăng trưởng bao trùm của hệ thống ngân hàng.

Thêm vào đó, cũng cần có cơ chế rõ ràng để xử lý những ngân hàng yếu kém và đang gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn các ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II.

Thứ ba, cảnh giác với rủi ro tài khóa. Theo kịch bản cơ sở, bội chi ngân sách dự kiến tăng từ 4,9% GDP năm 2020 lên 6% năm 2021, dẫn đến nợ công tăng khoảng 3,0% GDP. Mặc dù Chính phủ vẫn còn đủ dư địa tài khóa, với tỷ lệ nợ công trên GDP xoay quanh 55,3% GDP vào cuối năm 2020, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy tình hình tài khóa có thể xấu đi tương đối nhanh chóng nếu đợt dịch hiện nay không được kiểm soát nhanh chóng và/hoặc những đợt dịch mới lại bùng lên trong những tháng tiếp theo.

Chính sách tài khóa có thể là công cụ chính duy nhất trong tay các cơ quan chức năng để ứng phó với đại dịch. Chính phủ có thể cần phải mở rộng gói hỗ trợ tài khóa, đến nay vẫn ở mức khiêm tốn, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, qua đó tránh được những căng thẳng xã hội có thể xảy ra.

Một số ngành nghề đang gặp khó khăn tài chính, chẳng hạn ngành du lịch và hàng không, đến nay chủ yếu được hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ thích ứng, nhưng có thể cũng cần can thiệp trực tiếp từ nhà nước nếu tình hình không cải thiện. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư công cũng có thể góp phần tăng chi tiêu công. Thu thuế có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt động kinh tế chững lại. Tại thời điểm hiện tại, rủi ro tài khóa có vẻ vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng vẫn cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

Kỳ 6: Tìm hiệu suất cao hơn trong dài hạn

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tác động kinh tế của làn sóng COVID thứ 4: (Kỳ 5) Những thách thức mang tính cấu trúc tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713934931 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713934931 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10