Thách thức mới với điện gió Quảng Trị

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Trị có tổng cộng 84 dự án phong điện, trong đó 31 dự án đã được phê duyệt quy hoạch, 53 dự án chờ thông qua, mới 19 dự án đi vào hoạt động.

Gần đây một số dự án điện gió tại Quảng Trị đàm phán chia sẻ cổ phần cho đối tác nước ngoài nhận được sự quan tâm của dư luận.

 Công tác quản lý dự án điện gió lộ diện bất cập.p/Ảnh: Hưng Thơ

Công tác quản lý dự án điện gió lộ diện bất cập. Ảnh: Hưng Thơ

Manh nha thoái vốn

Với Công ty cổ phần điện gió Khe Sanh (Hướng Hóa) - doanh nghiệp này đang thương lượng với các nhà đầu tư đến từ Hồng Kông, Singapore. Lý do là để tối ưu các dự án, tận dụng kinh nghiệm sửa chữa, bảo trì và tận dụng nguồn tài chính giá rẻ nhằm nâng cao công suất phát điện, kéo dài tuổi thọ của thiết bị công nghệ.

Đáng chú ý hơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác nhận đã nhận được văn bản của công ty này xin chuyển nhượng trên 50% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên mua được xác nhận là hai công ty xuất xứ từ Trung Quốc, gồm CNNC Overseas Internatinonal Investment Limited (Hong Kong) và Công ty TNHH Công trình đối ngoại Zhongyuan (Bắc Kinh). Ngoài Công ty cổ phần điện gió Khe Sanh còn 5 dự án khác đã được một doanh nghiệp Singapore đề nghị mua lại toàn bộ.

Đến nay tỉnh Quảng có 19 dự án điện gió đi vào hoạt động với tổng công suất 617 MW. Riêng huyện Hướng Hóa có tới 31 dự án được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, đã và đang triển khai xây dựng. Tuy nhiên việc kiểm soát các dự án này còn tồn tại nhiều lỗ hổng.

Đơn cử, vừa qua hai nhà máy Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2 bị phát hiện đã khai thác thương mại nhiều năm qua nhưng chưa hoàn thành nghiệm thu! Hai nhà máy này còn dựng turbin gió ngoài phạm vi đất được cấp, vi phạm quy định về bảo vệ rừng. Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập biên bản xử phạt.

Chậm lại để chắc hơn?

Những bất cập về chính sách biểu hiện rõ trong thực tế, rất nhiều dự án không thể vận hành thương mại do lỗi hẹn với giá FIT, nhiều dự án tại Quảng Trị thi công cầm chừng chờ chính sách ưu đãi. Tuy nhiên cơ chế chuyển tiếp không thực sự rõ ràng khiến không ít nhà đầu tư trong nước lâm cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.

Ngày 20/12, tại lễ khởi công nhà máy điện gió công suất 40MW của công ty phong điện Hải Anh, chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng khẳng định: “Quảng Trị hướng đến phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp năng lượng tái tạo là 1 trong 3 trụ cột chính để phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của Quảng Trị, với phương châm biến bất lợi trở thành lợi thế”.

Chiếu theo số lượng dự án, phát triển năng lượng tái tạo ở Quảng Trị chắc chắn trở thành “điểm nóng” với mật độ dự án dày đặc. Câu hỏi đặt ra là: Tốc độ sinh sôi công suất dự án có phù hợp với quy hoạch tổng thể điện VIII quốc gia? Ảnh hưởng đến sinh kế, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội ra sao?
Tỉnh Quảng Trị đã thuê Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng - khoáng sản DICO triển khai “Điều tra, đánh giá tác động của các dự án điện gió đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và KT-XH tỉnh giai đoạn 2021-2025 và có tính đến năm 2030”. Nhưng đánh giá này còn “chung chung, sơ sài” như nhận xét của Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng.

Điều cần quan tâm hơn nữa là vấn đề sang nhượng dự án cho nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh điện gió án ngữ những diện tích đất rộng lớn sát vùng biên giới quốc gia. Ví dụ, hai dự án xin bán 100% cổ phần là Hướng Phùng 2 và 3 đang quản lý và sử dụng tổng cộng 104.004 m2 vuông đất lần lượt đến năm 2066 và 2069.

Trước đây điện gió dường như bị thổi phồng quá mức về tính ưu việt của nó. Nhưng khi ồ ạt phát triển ở Việt Nam bắt đầu nảy sinh nhiều bất cập. Nói như Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên “không có cái nắng, cái gió thì phải có cái gì đó chèn vào”. Hàm ý ở đây, “xương sống” của năng lượng điện ở Việt Nam vẫn là điện than, điện dầu, điện khí, sinh khối và cả thủy điện - được coi là nguồn điện nền vì tính ổn định, ít phụ thuộc vào thời tiết.

Thảo luận tại nghị trường Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) nêu ra loạt bất cập khác: “Trong các văn bản điều hành, cơ quan chức năng có sự thay đổi đột ngột về mặt chính sách, nhất là các quy định về khung giá điện, nhà máy phát điện, nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp trong thời gian gần đây không những không khuyến khích, ưu đãi các dự án điện gió, điện mặt trời mà không ít các quy định còn thắt chặt so với các dự án điện truyền thống”.

Quảng Trị cũng đã chủ động trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, đưa vào Quy hoạch điện VIII 60 dự án điện gió trên bờ với tổng công suất 4.600 MW, 3 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 2.600 MW, 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.400 MW, hơn 2.000 MW các dự án thủy điện tích năng và khoảng 4.500 MW các dự án điện khí…
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức mới với điện gió Quảng Trị tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714225741 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714225741 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10