Bộ chỉ số DDCI tỉnh Thái Bình năm 2022, đến nay đã hoàn thành nội dung công việc xây dựng và ban hành kế hoạch, dự kiến đầu tháng 9 sẽ công bố kết quả, xếp hạng DDCI năm 2022.
>> Thái Bình: Cộng đồng doanh nghiệp có đóng góp lớn trong tăng trưởng GRDP
DDCI là công cụ giúp lãnh đạo địa phương nhận diện chính xác về năng lực quản lý, điều hành nền kinh tế của các đơn vị, địa phương, từ đó kịp thời đưa ra giải pháp chấn chỉnh, bổ khuyết những hạn chế, tồn tại. Thực hiện DDCI cũng thể hiện quyết tâm cao của tỉnh Thái Bình trong việc minh bạch thông tin, nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Hiện nay, Bộ công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện thành phố (DDCI) đã được nhiều địa phương triển khai, áp dụng. Với Thái Bình, công tác đánh giá xếp hạng DDCI được triển khai thực hiện từ năm 2020. Năm nay, Bộ chỉ số DDCI của tỉnh Thái Bình sẽ đánh giá 10 chỉ số thành phần áp dụng đối với cấp huyện, thành phố gồm: Chỉ số về tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Tính năng động và tiên phong; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; Thiết chế pháp lý, an ninh trật tự; Vai trò người đứng đầu; Quản trị điện tử; Khả năng tiếp cận đất đai và cơ sở hạ tầng. Có 9 chỉ số thành phần áp dụng đối với cấp sở, ban ngành.
Tập trung đánh giá xếp loại DDCI cấp sở, ngành, địa phương
Nhằm triển khai hiệu quả Bộ chỉ số DDCI, Ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết: Thực hiện nội dung kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 9/6/2022 của UBND tỉnh Thái Bình về triển khai đo lường Bộ chỉ số DDCI. Trong đó nêu rõ mục tiêu của Bộ chỉ số DDCI được xây dựng nhằm đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã đang đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa chính quyền các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành; từ đó tạo động lực cải cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.
Từ đó, tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành.
Trên cơ sở đó đánh giá công tác điều hành của chính quyền địa phương, các sở ban ngành trong năm, đề xuất các giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh những năm tiếp theo, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát.
UBND tỉnh Thái Bình giao Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện.
>>DDCI - Công cụ hữu hiệu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
>>Thái Bình đẩy mạnh hạ tầng giao thông kết nối vùng
Phạm vi khảo sát là các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, văn phòng, chi nhánh doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, triển khai đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình và có tương tác hoặc sử dụng dịch vụ hành chính công của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong khoảng thời gian 2 năm gần nhất đến thời điểm khảo sát.
Số lượng doanh nghiệp dự kiến nhận thư mời khảo sát từ 2.500 - 3.000 doanh nghiệp, được lấy từ Cục Thuế tỉnh và danh sách tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, huyện; các ngành quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Lộ trình các công việc triển khai theo tiến độ: Tháng 6/2022 xây dựng và ban hành Kế hoạch, Bộ Chỉ số Năng lực cạnh tranh sở, ngành, huyện, thành phố (DDCI) tỉnh Thái Bình năm 2022. Tháng 7/2022 tổ chức truyền thông, tập huấn, triển khai khảo sát DDCI. Tháng 8/2022 nhập số liệu, phân tích, viết báo cáo, trình UBND tỉnh phê duyệt. Tháng 9/2022 tổ chức hội nghị công bố kết quả, xếp hạng DDCI năm 2022. Dự kiến sẽ có từ 2.500 - 3.000 doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, văn phòng, chi nhánh doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ nhận thư mời khảo sát.
Doanh nghiệp “chấm điểm” năng lực hoạt động của các cơ quan công quyền
Để kịp thời triển khai và công bố theo kế đề ra HHDN tỉnh Thái Bình đã phối hợp với UBND huyện Hưng Hà triển khai đo lường Bộ chỉ số (DDCI) cấp sở, ban, ngành, huyện, thành phố (DDCI) năm 2022 ngày 22/7/2022 vừa qua
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Thực hiện kế hoạch tiếp tục triển khai đo lường Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện, thành phố tỉnh Thái Bình năm 2022 đối với các doanh nghiệp, cơ sở ản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Huyện Hưng Hà mong muốn hơn 320 doanh nghiệp trên địa bàn huyện được lắng nghe phổ biến Bộ tiêu chí sẽ đánh giá một cách khách quan, đặc biệt nắm rõ bản thân doanh nghiệp đến đâu và huyện Hưng Hà như thế nào, từ đó đánh giá huyện so với 8 huyện thành phố ở mức độ nào để đóng góp chung vào tỉnh.
Ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: Tỉnh Thái Bình hiện có trên 10.000 doanh nghiệp, văn phòng đại diện, trong đó, địa bàn huyện Hưng Hà có số lượng lớn các nhà đầu tư cùng lực lượng sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề, nếu có môi trường kinh doanh cao đó là động lực để các doanh nghiệp phát triển nền kinh tế, hàng năm đóng góp rất lớn vào ngân sách của huyện và của tỉnh.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cũng nêu rõ, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp tham gia khảo sát cần nghiêm túc nghiên cứu kỹ nội dung các câu hỏi trong phiếu khảo sát và “chấm điểm” bảo đảm khách quan, minh bạch, trung thực, phản ánh đúng hiện thực về chất lượng quản lý, điều hành nền kinh tế của các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố.
Các doanh nghiệp có 2 ngày để nghiên cứu các câu hỏi trong phiếu khảo sát đối với 26 sở, ngành, đơn vị và UBND của 8 huyện, thành phố. Phiếu khảo sát sẽ được gửi qua đường bưu điện cho đơn vị tư vấn tổng hợp nhằm bảo đảm độc lập, bảo mật, minh bạch thông tin.
Trước đó, ngày 19/7/2022, lần đầu tiên, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình có dịp “chấm điểm” công tâm, khách quan (thông qua biểu mẫu phát hành) đối với sở, ngành và địa phương đã từng tương tác, giao dịch trong thời gian qua. Hơn 300 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình đã trực tiếp đánh giá sự hài lòng của mình đối với các sở, ban, ngành và huyện, thành phố qua thực tiễn giải quyết công việc.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định: Việc thực hiện kế hoạch triển khai Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và huyện thành phố của tỉnh Thái Bình nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành của các sở, ngành, huyện, thành phố tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, các cấp.
Từ đó, giúp lãnh đạo tỉnh có góc nhìn tổng thể, chính xác về năng lực hoạt động hiện nay của các đơn vị, địa phương để kịp thời có điều chỉnh, bổ khuyết. Đây là hoạt động thiết thực, thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc minh bạch thông tin, nâng cao tính cạnh tranh và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
Và cũng tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương; là diễn đàn để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thể hiện cảm nhận về cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh.
Góp phần nâng hạng Chỉ số PCI và cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thái Bình trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Đây cũng là năm đầu tiên tỉnh Thái Bình triển khai đo lường Bộ chỉ số DDCI.
Có thể bạn quan tâm
Vụ tranh chấp tại Công ty Thủy Long - Thái Bình: Chờ công lý được thi hành
12:03, 31/07/2022
Thái Bình đẩy mạnh hạ tầng giao thông kết nối vùng
13:53, 30/07/2022
Thái Bình: Thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
08:49, 27/07/2022
Thái Bình: Cộng đồng doanh nghiệp có đóng góp lớn trong tăng trưởng GRDP
04:40, 26/07/2022
Thái Bình: Tập trung thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp
00:08, 25/07/2022
Thái Bình "bắt tay" Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực
22:14, 16/07/2022