Thái Bình: Tập trung thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Tập trung thu hút đầu tư vào các CCN được xem là một trong những giải pháp đột phá để Thái Bình sớm trở thành tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

>>> Thái Bình "bắt tay" Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực

Khắc phục hạn chế…

Thái Bình hiện có 46 CCN được thành lập với tổng diện tích 2.353,6ha; 44 CCN đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích là 1.869ha; trong đó diện tích đất công nghiệp là 1.280ha, diện tích đất đã thu hồi là 667,4ha; diện tích đất đã cho thuê là 498,9ha, đạt tỷ lệ 39% diện tích đất công nghiệp và đạt 74,8% diện tích đất thu hồi.

Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tại CCN Đông La, huyện Đông Hưng

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tại CCN Đông La, huyện Đông Hưng

Thời gian qua công tác phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được một số kết quả nhất định, thu hút đầu tư vào CCN tăng nhanh cả về số lượng và quy mô dự án; các lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng.

Theo ông Đinh Bá Khải - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho biết: Việc xúc tiến, thu hút đầu tư vào các CCN trên địa bàn huyện thời gian qua đã được đẩy mạnh và đạt được những kết quả đáng phấn khởi. 6 tháng đầu năm 2022, huyện Hưng Hà đã có 7 dự án các nhà đầu tư đăng ký kinh doanh, trong đó có 2 nhà đầu tư là vốn FDI, với tổng số vốn là 26 triệu USD; 4 doanh nghiệp có dự án đề xuất chủ trương là mở rộng nhà máy và 3 nhà đầu tư đề xuất chủ trương xây dựng mới với tổng số vốn là 265 tỷ.

Công nhân làm việc tại CCN Vũ Ninh, tỉnh Thái Bình

Công nhân làm việc tại CCN Vũ Ninh, tỉnh Thái Bình

Còn theo đại diện Công ty TNHH Logitex, CCN Vũ Ninh cho biết, từ khi đầu tư về CCN Vũ Ninh năm 2019 đến nay, 2 lĩnh vực bông và sợi mà công ty đang hoạt động đều ổn định. Hiện công ty đã đầu tư sang giai đoạn 2 với sản lượng đạt 220 tấn sợi/tháng, tới năm 2023 đầu tư tiếp giai đoạn 3 sẽ tăng lên 500 tấn sợi/tháng. Đặc biệt, công ty sẽ chuyển hướng xuất khẩu ra nước ngoài thay vì tiêu thụ nội địa từ năm 2023.

Phát triển các CCN, thu hút đầu tư vào CCN được tỉnh Thái Bình rất quan tâm. Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Thái Bình, công tác phát triển CCN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Thu hút đầu tư chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, công tác đền bù, GPMB còn nhiều khó khăn phức tạp, nhiều dự án không thu hồi được đất để triển khai thực hiện; kế hoạch sử dụng đất và công tác đề xuất tham mưu chuyển mục đích sử dụng đất chưa kịp thời.

Cùng với đó, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng một số CCN còn chậm trong đó có đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chát thải, nước thải tập trung làm ảnh hưởng đến môi trường và tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Bình.

>>> Thái Bình ra “tối hậu thư” cho nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

>>> Hải Phòng - Thái Bình: Cần bố trí đủ vốn cho dự án tuyến đường bộ ven biển

Tại buổi làm việc với một số CCN trên địa bàn tỉnh mới đây, ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết, công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN hiện còn chậm. Do vậy, yêu cầu các nhà đầu tư hạ tầng CCN sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư và được giao đất cần khẩn trương huy động mọi nguồn lực triển khai ngay, sớm đầu tư hoàn hiện trạm xử lý nước thải tập trung để bảo đảm đủ điều kiện thu hút dự án thứ cấp.

Do quỹ đất có hạn, nhà đầu tư hạ tầng cần lựa chọn thu hút những dự án thứ cấp có chất lượng, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít tác động đến môi trường và phù hợp với tính chất ngành nghề quy định của CCN, để phát huy tài nguyên đất đai.

Cũng theo ông Thận, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình cần tập trung kiểm tra, đôn đốc tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, đề nghị nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng công trình xử lý nước thải cho CCN; khẩn trương khắc phục những bất cập về môi trường; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định, cam kết, tiêu chí, chỉ chấp thuận nhà đầu tư hạ tầng có đủ năng lực…

Theo đại diện công ty Cổ phần Tập đoàn Đông Đô cho biết, ngay sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư CCN Trung - Nê, doanh nghiệp đã bắt tay vào triển khai dự án. Đến nay CCN đã hoàn thiện san lấp mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật ở phạm vi hơn 20ha. Hiện CCN đã thu hút được 2 nhà đầu tư FDI chuyên sản xuất giày thể thao trên diện tích 15ha. Dự kiến khi CCN đi vào hoạt động trong thời gian tới sẽ thu hút từ 8 - 10 doanh nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.

Khởi sắc từ phong trào thi đua

Theo các chuyên gia nhận định, muốn phát triển các CCN hiệu quả và bền vững thì không cách nào khác Thái Bình phải xây dựng và quản lý tốt các CCN, có chính sách đầu tư và thu hút đầu tư về hạ tầng, dự án thứ cấp vào CCN đủ hấp dẫn. Đồng thời, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, liên doanh, liên kết để phát triển và có định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu tuyển dụng tại chỗ của doanh nghiệp…

Để tạo sự bứt phá trong thu hút đầu tư vào CCN, mới đây, tỉnh Thái Bình đã phát động phong trào thi đua "Tăng cường thu hút đầu tư vào các CCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình”.

CCN Thống Nhất huyện Hưng Hà đang được nhà đầu tư xây dựng hạ tầng

CCN Thống Nhất huyện Hưng Hà đang được nhà đầu tư xây dựng hạ tầng

Theo ông Bùi Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thái Bình, việc phát động phong trào thi đua tăng cường thu hút đầu tư vào các CCN đã tạo động lực cho các cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quan tâm đầu tư vào các CCN trên địa bàn. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, đầu tư vào CCN để tăng cường thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Cùng với đó là tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để góp phần lấp đầy các CCN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và đặc biệt tăng trưởng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Được biết, từ khi phong trào thi đua được phát động, các CCN và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai xây dựng hạ tầng cơ sở; tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng công suất của các nhà máy sản xuất.

Theo ông Đỗ Văn Vẻ - Giám đốc Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor (thuộc CCN Đông Hải), doanh nghiệp đã xây dựng được 2 nhà máy trên CCN này và tiếp tục chúng tôi sẽ mở rộng diện tích của CCN này thêm 22ha nữa. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác GPMB để dự án nhanh chóng được triển khai.

Theo đại diện UBND huyện Quỳnh Phụ, địa phương rất hy vọng từ phong trào thi đua, tiếp thu các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và Quỳnh Phụ nói riêng. Qua đó, sẽ tạo nên một bước đột phá mới trong phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Tập trung thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714075622 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714075622 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10