Thỏa thuận Minsk “tháo ngòi” khủng hoảng Ukraine?

Diendandoanhnghiep.vn Thỏa thuận Minks năm 2015 được kỳ vọng có thể thu xếp ổn thỏa căng thẳng Nga - Ukraine. Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều.

Donbass, vùng đất như

Donbass, vùng đất như "ngòi nổ" trong quan hệ Nga-Ukraine

>> Nếu Nga đánh Ukraina

Năm 2015, căng thẳng ở Donbass gia tăng, một cuộc gặp giữa Nga, Ukraine, Đức, Pháp ở thủ đô Minsk (Belarus) được thiết kế nhằm tìm giải pháp hòa bình giữa Kiev và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này do Nga hỗ trợ.

Thỏa thuận Minsk giúp giảm các cuộc giao tranh ác liệt, khôi phục quyền kiểm soát của chính phủ Ukraine trên biên giới với Nga, liên thông kinh tế, an sinh xã hội; đồng thời cung cấp một số quyền tự trị nhất định cho Donbass.

Tuy nhiên, lực lượng nổi dậy ở Donbass hồi năm 2015 chỉ có tính chất thân Nga, chứ không phải là lực lượng do Moscow chỉ huy trực tiếp. Theo báo cáo, thời kỳ đỉnh điểm giao tranh có tới 15 - 80% lực lượng bán quân sự Nga tham chiến.

Sau khi lập lại trật tự, bộ máy Donbass chủ yếu cho người Nga đảm trách. Có thể nói rằng, Moscow đóng vai trò không hề nhỏ với tình hình tại các vùng lãnh thổ sát biên giới.

Nhưng hiện nay Kremlin cho rằng, trong thỏa thuận Minsk, phía Nga chỉ đóng vai trò “quan sát viên”. Không chịu sự điều chỉnh của thỏa thuận. Từ lý do này, nếu bây giờ Moscow tấn công Ukraina vẫn không vi phạm “luật pháp quốc tế”. Với tình thế hiện nay, thỏa thuận Minsk không đủ sức ngăn ngừa chiến tranh Nga - Ukraine.

Phía Nga cho rằng, họ đứng ngoài thỏa thuận Minsk

Phía Nga cho rằng, họ đứng ngoài thỏa thuận Minsk

Thứ nhất, thỏa thuận này chỉ tập trung điều chỉnh hành vi của các bên tại Donbass, một vùng lãnh thổ rất nhỏ phía Đông Ukraine. Nơi mà hai nước cộng hòa tự trị Luhansk và Donetsk rất thân Moscow.

Thứ hai, tham vọng của Putin lớn hơn những gì hiện có ở Donbass, là ngăn chặn Kiev ngả về phương Tây, đẩy lùi hướng Đông tiến của NATO. Mặt khác xây dựng “dòng chảy phương Bắc 2” để cô lập kinh tế Ukraina.

Thứ ba, lợi ích của Nga chủ yếu phân bố ở phía Tây, một vòng cung kéo dài từ Bắc Âu đến tận Nam Âu, nơi có rất nhiều mỏ dầu khí và thị trường tiêu thụ năng lượng khổng lồ là châu Âu đại lục. Ngược lại ở phía Đông, ảnh hưởng của Trung Quốc quá lớn.

Thứ tư, phong trào biểu tình ủng hộ Nga ở Donbass hồi năm 2014 chỉ là đòn gió để Nga “đục nước thả câu” sáp nhập bán đảm Crimea không tốn viên đạn nào, qua đó kiểm soát eo biển Kerch đả thông thêm cửa ngõ hướng ra Biển Đen. Có thể thấy, đó là con tính rất chiến lược.

Cuối cùng, theo quan điểm của Kremkin khuất phục Ukraina là nhiệm vụ không thể không làm nếu muốn giữ vững an ninh quốc gia. Vì thế nếu không phải là Donbass thì cũng là vùng lãnh thổ nào đó được khuấy lên để làm rối loạn Kiev.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thỏa thuận Minsk “tháo ngòi” khủng hoảng Ukraine? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714092055 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714092055 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10