Các chuyên gia cho rằng, đây không phải thời điểm tốt để bán bất động sản nhưng là thời điểm tốt để mua vào bởi có không ít sản phẩm được bán ra với mức giá hợp lý.
>>Đề xuất trích tiền trúng đấu giá, đấu thầu vào "Quỹ phát triển đất"
Tính từ giai đoạn năm 2015 đến nay, giá bán bất động sản tăng trung bình 2 - 3 lần dựa theo từng khu vực. Thậm chí, nhiều nơi còn có mức giá tăng lên 7 - 10 lần. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, không chỉ bắt đầu xuất hiện những căn nhà, căn hộ cắt lỗ hàng tỉ đồng, những mảnh đất sụt giá vài trăm triệu trên thị trường mà tỉ lệ rao bán bất động sản “ngộp” được tăng lên theo ngày.
Cụ thể, căn nhà phố 8,5 tỉ đồng tại một khu đô thị hiện đang rao bán 6,5 tỉ đồng nhưng chưa ai chốt. Mảnh đất 50m2 tại một khu dân cư mới thuộc khu Đông TP HCM bán giá 2,4 tỉ đồng/nền, lỗ 400 triệu đồng so với giá mua vào nhưng vẫn chưa bán được.
Với sự trầm lắng và nhiều biến động của thị trường bất động sản hiện nay, giá bán đang ở mức cao, cung nhiều hơn cầu. Do vậy, các nhà đầu tư cá nhân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn có thể kể đến như: Những người “ôm” nhiều lô đất sẽ khó có thể giao dịch thành công; những giao dịch xuất hiện lẻ tẻ trên thị trường bất động sản lúc này chủ yếu đến từ hàng ngộp; tỉ lệ hàng cắt lỗ gia tăng; tình trạng sụt thanh khoản kéo dài; một số phân khúc bị bất động..
Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho rằng, trong những năm trước, sự phát triển của thị trường chưa cân đối. Điều đáng nói, nguồn cung tăng mạnh nhưng các sản phẩm chủ yếu tập trung phân khúc cao cấp và hạng sang. Dự án vừa túi tiền (giá dưới 30 triệu đồng/m2) dành cho đại đa số người dân ngày càng khan hiếm và dần biến mất. Cùng với đó, hơn 70% người mua BĐS là các nhà đầu tư liên tục sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, họ tham gia thị thường này chủ yếu để đầu cơ, lướt sóng. Do đó, khi thị trường có dấu hiệu “hạ nhiệt”, những nhà đầu tư này sẽ phải bán tháo tài sản. Bên cạnh đó, sự bất ổn trong việc phát hành trái phiếu và sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp chính là “mấu chốt” khiến thị trường rơi vào trạng thái “khó đoán” và khó khăn trong việc kiểm soát nguồn vốn vào BĐS .
>>Tìm đâu một vé về tuổi thơ?
Cùng quan điểm, ông Lê Quốc Kiên, Cố vấn, nhà đầu tư BĐS kì cựu chia sẻ, đã không ít trường hợp nhà đầu tư dùng đòn bẩy kiểu như vay 6 tỷ đồng, trong đó lấy 5 tỷ mua bất động sản còn 1 tỷ để dành đóng lãi vay trong 1-2 năm, chờ tài sản tăng giá bán. Thế nhưng, họ lại luôn thắng đậm, hơn cả nhà đầu tư có sẵn dòng tiền.
Theo chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang trong một Talkshow mới đây cho biết: “Vào thời điểm hiện tại, đây là cơ hội cho những người có nhu cầu mua nhà ở thực. Do vậy, các nhà đầu tư không nên nghĩ tới việc sử dụng vốn vay, phải chú ý pháp lý của dự án vì bây giờ không phải thời điểm mua để lướt sóng".
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thái Hà, Tổng Giám đốc Thăng Long Real Group nhận định, sau thời gian thanh lọc và ổn định tâm lý, thị trường BĐS sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển của các doanh nghiệp định hướng bền vững. Những doanh nghiệp BĐS uy tín và các sản phẩm thanh khoản cao đã được minh chứng qua thời gian vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm