Tiềm năng từng phân khúc bất động sản 2023

Diendandoanhnghiep.vn Khó khăn của thị trường bất động sản Việt Nam được dự báo sẽ có dấu hiệu ổn định từ nửa sau năm 2023. Do đó các nhà đầu tư cần nắm bắt ngay thời điểm giảm tốc này để chuyển đổi chiến lược phát triển.

>> Bất động sản dưỡng lão: Cơ hội song hành thách thức

Theo đánh giá của các chuyên gia Colliers Việt Nam, dẫn đầu xu hướng tăng trưởng năm 2023 là những tài sản chất lượng cao có giá trị bền vững, có thể nói đến như văn phòng, công nghiệp và hậu cần (I&L) và nhà ở đa gia đình tại châu Á – TBD. Những loại tài sản này được kỳ vọng có những chuyển đổi rõ nét ở Việt Nam trong vài năm tới.

 thời điểm để thị trường bất động sản Việt Nam bước vào chu kỳ phát triển mới, bền vững và ổn định hơn.

Đây là thời điểm để thị trường bất động sản Việt Nam bước vào chu kỳ phát triển mới, bền vững và ổn định (Ảnh: LV)

Bà Cao Lê Tường Vân, Giám đốc Thị trường vốn & Dịch vụ đầu tư, Colliers (Việt Nam) cho biết: “Trong điều kiện hiện nay, các bên tham thị trường đang tận dụng thời gian để đánh giá lại năng lực, cơ hội và rủi ro của danh mục tài sản. Nếu nắm bắt và đáp ứng được những xu thế mới, tôi tin rằng đây là thời điểm để thị trường BĐS Việt Nam bước vào chu kỳ phát triển mới, bền vững và ổn định hơn”. 

Theo đó, bất động sản công nghiệp (nhà máy, kho bãi, hậu cần) được dự tính là sẽ tiềm năng nhất thị trường năm nay. Tuy nhiên, nguồn cung đất tại các khu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của bên thuê loại hình bất động sản này, ví dụ như vị trí, tiện ích, hạ tầng, thời hạn. Bên cạnh đó, nhiều dự án bị vướng thủ tục đất đai như bồi thường, giải phóng mặt bằng nên bị kéo dài thời gian xây dựng và chi phí tuân thủ pháp lý kể cả khi đã có quy hoạch đầu tư.

Ngoài ra, hệ sinh thái khu công nghiệp ngày càng được quan tâm hơn bởi các doanh nghiệp sản xuất đến từ những thị trường phát triển cùng với các tiêu chí về phát triển bền vững như hạ tầng kỹ thuật, xử lý phát thải, khu dân cư, nhà ở cho công nhân… Do vậy, các chính sách ưu đãi, dịch vụ hỗ trợ pháp lý hay cấp phép đều được các nhà đầu tư để tâm.

Ông Vũ Minh Chí, Quản lý cấp cao, Dịch vụ Công nghiệp, Colliers (Việt Nam) cho rằng: “Trong bối cảnh cạnh tranh khu vực, các chiến dịch “trải thảm” đón nhà đầu tư cần đi vào giải pháp cụ thể, hành động thực tiễn từ địa phương, tạo điều kiện sẵn sàng để họ rót vốn nhanh và triển khai hiệu quả nhất có thể. Như vậy, giá thuê và các chi phí thiết lập ban đầu họ bỏ ra mới xứng đáng.”

Bên cạnh đó, bất động sản văn phòng ghi nhận khách thuê ngày càng có những yêu cầu “khó tính” hơn cho thấy sự thay đổi trong chiến lược tổ chức nhân sự và nơi làm việc những năm gần đây. Trong đó, chế độ làm việc linh hoạt đang dần trở nên phổ biến và chấp nhận rộng rãi thay vì làm việc theo mô hình văn phòng truyền thống. Điều này đặt ra yêu cầu tái thiết không gian làm việc theo hướng bền vững, linh hoạt mà vẫn đảm bảo gắn kết nội bộ.

>> Hồi kết cho các dự án "treo" trên đất vàng

Theo Colliers Việt Nam, phân khúc bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn là thị trường hấp dẫn, với nhiều tiềm năng trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp bán lẻ như: Niềm tin của khách hàng, sự bùng nổ của thương mại điện tử, tự do thương mại và hạ tầng cơ sở liên tục được nâng cấp và phát triển. Cụ thể, Aeon Mall Việt Nam khởi công Aeon Huế, sau đó nhận phê duyệt quy hoạch cho dự án Aeon Hoàng Mai – Hà Nội. Trong khi đó, Central Retail công bố đầu tư 25%-30% trong tổng số 28 tỷ baht (gần 800 triệu USD) vào thị trường Việt Nam với 5-7 trung tâm thương mại mới sẽ đi vào vận hành năm 2024. Gần đây nhất, ngân hàng UOB mua lại toàn bộ mảng ngân hàng bán lẻ của Citibank tại bốn thị trường ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

Bà Đỗ Thị Xuân Trang – Trưởng phòng Dịch vụ Bán lẻ, Colliers (Việt Nam) cho rằng, tương quan diện tích các cửa hàng bán lẻ trên số lượng cư dân còn ở mức khá thấp nên mặt bằng cho thuê bán lẻ sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới bởi nhu cầu hiện nay đang vượt nguồn cung. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố phải cẩn trọng: lạm phát, chi phí gia tăng; thủ tục pháp lý hạn chế; mật độ dân cư và khả năng phát triển tại khu vực. Mặt khác, mô hình bán lẻ nên được chuyển đổi thành bán hàng đa kênh và tập trung vào các trải nghiệm của khách hàng.

Cuối cùng, hình thức bất động sản nhà ở đa gia đình (chung cư, nhà phố) vẫn được xã hội quan tâm nhiều nhất, tuy nhiên cho tới quý 3, nguồn cung cung và giá bán, cũng như thanh khoản dự kiến tiếp tục khó khăn. Các dự án minh bạch ở phân khúc tầm trung với giá hợp lý sẽ được chú ý nhiều hơn. Thị trường sẽ tăng trưởng mạnh hơn ở các khu vực có khu đô thị, khu dân cư mới gần KCN. Loại hình nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội kỳ vọng nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ chủ đầu tư, góp phần giải tỏa áp lực nhà ở cho người thu nhập trung bình - thấp.

Xét ở góc độ đầu tư, ông Nguyễn Việt Hoàng, Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Colliers (Việt Nam) nhận định, thị trường BĐS nhà ở duy trì sức hấp dẫn đối với dòng tiền đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong bối cảnh dòng vốn chưa khơi thông và tín dụng hạn chế trong nước, đây là thời điểm tốt để các quỹ hưu trí, quỹ vốn bảo hiểm hay các quỹ tài sản có chủ quyền từ châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á – TBD tiếp cận các dự án BĐS nhà ở tại Việt Nam – nơi thị phần vốn nghiêng về khối nội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiềm năng từng phân khúc bất động sản 2023 tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714181668 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714181668 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10