Tổng thống J. Biden và câu chuyện của đồng USD (Bài I)

Diendandoanhnghiep.vn Tổng thống J. Biden cần in thêm tiền để bơm cho doanh nghiệp, nhưng FED liệu có đồng ý và bài toán lạm phát, mất giá sẽ giải quyết ra sao?

Nếu tăng cường in tiền, Joe Biden sẽ đối mặt với lạm phát và mất giá đồng USD

Nếu in thêm tiền, Joe Biden sẽ đối mặt với lạm phát và mất giá đồng USD

Công việc đầu tiên của  Tổng thống Joe Biden tại Nhà trắng là thuyết phục Quốc hội thông qua gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD cho phục hồi kinh tế, nếu Quốc hội gật đầu hệ thống tài chính Mỹ phải chi ra tổng cộng 5 nghìn tỷ USD, tăng hơn 75% so với thời D. Trump.

Vấn đề ở đây không phải là phải là phục hồi kinh tế hay các động thái mang đậm nghệ thuật “đắc nhân tâm của” tân Tổng thống. Mỹ sẽ lấy đâu ra tiền để chi tiêu trong khi nợ công đã vượt quá GDP? Các bài toán mất giá đồng tiền, lạm phát sẽ được xử lý như thế nào?

Hẳn là Washington đang nắm trong tay đồng tiền quyền lực nhất thế giới, nó là đơn vị mua bán, trao đổi, dự trữ, ghi nợ quốc tế duy nhất được công nhận rộng rãi thông qua hệ thống Petrodollars được xác lập từ năm 1971.

Hệ thống tài chính tiền tệ Mỹ không cho phép chính phủ tự ý in tiền, muốn có tiền phải cậy nhờ vào FED (Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang) đóng vai trò là tổ chức tư nhân duy nhất được phép in đồng dollars - cũng có thể xem là Ngân hàng trung ương Mỹ.

Xuyên suốt lịch sử Mỹ luôn tồn tại cuộc chiến ngấm ngầm giữa FED và chính phủ nhằm giành quyền in tiền, nhưng đáng tiếc chưa một Tổng thống nào thành công, thậm chí những Tổng thống có ý định lật đổ FED đều có kết cục bi thảm, như trường hợp của J. Kenedy, B. Kenedy, A. Lincoln,…

Ngày nay hệ thống Petrodollars là nơi neo giữ quyền lực của đồng USD, tất cả các giao dịch mua bán dầu trên toàn thế giới đều phải thực hiện bằng đồng bạc xanh, để giữ hệ thống này, Washington không ngại sử dụng vũ lực.

Đầu tiên là “giếng dầu” Iraq, dám chống lại Mỹ bằng cách bán dầu bằng đồng euro chứ không chỉ USD, kết quả Baghdad bị liên quân NATO đánh phá tan tành, Hussein bị gán tội sản xuất vũ khí hạt nhân.

Đại tá Gaddafi, Tổng thống Lybia từng kêu gọi châu Phi thành lập đồng tiền chung mang tên “Dinar vàng”, các quốc gia Bắc Phi phong phú dầu mỏ sẽ là một thách thức rất lớn với Petrodollars. Kết quả Gaddafi bị Mỹ và phương Tây gán tội độc tài, chết bi thảm.

Đến lượt Iran có ý định “đi đêm” với Bắc Kinh trong buôn bán dầu mỏ, kiểm soát con đường vận chuyển “vàng đen” qua eo biển Hormuz, ngay lập tức ông Trump ra đòn cấm vận Teheran, rút khỏi Hiệp ước vũ khí hạt nhân.

Ngay lúc này chỉ còn Nga và Trung Quốc là hai đối thủ sẵn sàng bày tỏ ý định phá bỏ Petrodollars. Nga bị EU và Mỹ cấm vận liên tục, Bắc Kinh bị chiến tranh thương mại, cạnh tranh khốc liệt ở Trung Đông, Nam Á, châu Phi.

Năm ngoái Nga -Trung tuyên bố thắt chặt hợp tác tài chính bằng cách liên thông thanh toán trực tiếp giữa đồng Rúp và Nhân dân tệ, kể cả việc mua bán dầu mỏ.

Trong suốt chiều dài lịch sử, FED là tổ chức

Trong suốt chiều dài lịch sử, FED là tổ chức "khó trị" với Tổng thống Mỹ

Không ít chuyên gia cho rằng, đồng USD sẽ suy yếu, đây là điều tất yếu nếu như nhìn vào sự phát triển của trung tâm tài chính mới nổi ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Singgapore, Hồng Kông trong một thập kỷ gần đây.

Dịch bệnh COVID-19 cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến kinh tế Mỹ lao đao, đồng USD thần thánh cũng không cứu được doanh nghiệp Mỹ suy sụp vì lý do mất thị trường, gián đoạn chuỗi cung ứng.

Có một hiện tượng rất lạ, giữa năm 2020 các nhà băng tại Mỹ ngụp lặn trong khối tiền hơn 2.000 tỷ USD! Lý do là các gói cứu trợ được bơm liên tục khiến doanh nghiệp và người dân…thừa tiền.

Đúng là giàu như Mỹ, họ không hề thiếu tiền, bởi Nhà trắng và FED tuy hai nhưng là một - trong những lúc kinh tế khó khăn, vì suy cho cùng đứng sau lưng FED là các ông trùm tài chính, đại doanh nghiệp.

Theo tờ CNBC, FED khẳng định sẽ giữ lãi suất ở mức siêu thấp và tiếp tục in tiền trong giai đoạn cần thiết để kích thích nền kinh tế Mỹ. Song sự mất giá của đồng USD là không thể tránh khỏi.

Khi đồng bạc xanh suy yếu, nhu cầu hàng Mỹ xuất khẩu sẽ lớn hơn. Sức ép tài chính cũng sẽ giảm bớt với các nước mới nổi vay nợ bằng USD. Nhu cầu hàng hóa, như dầu thô, cũng tăng do giá rẻ hơn với người mua nước ngoài.

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tổng thống J. Biden và câu chuyện của đồng USD (Bài I) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713495798 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713495798 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10