Vụ mì Hảo Hảo: Việt Nam chưa quy định cấm ethylene oxide trong thực phẩm

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có quy định nào của Việt Nam cấm dùng ethylene oxide trong nông nghiệp, thực phẩm nhưng doanh nghiệp cần kiểm soát chất này…

hjhjh

Hiện Việt Nam cũng chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), quy định về dư lượng chất ethylene oxide (EO) trong thực phẩm trên thế giới khác nhau. Hiện Việt Nam cũng chưa ban hành quy định cho phép, cấm sử dụng EO trong sản xuất nông nghiệp hay giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Nhiều quốc gia, tương tự Việt Nam cũng chưa có quy định liên quan việc dùng chất này trong nông nghiệp, thực phẩm. Các tổ chức quốc tế về an toàn thực phẩm cũng chưa ban hành quy định về giới hạn dư lượng EO trong thực phẩm.

Trong khi đó, việc quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại thực phẩm mà mỗi quốc gia, khu vực đơn phương đưa ra khác nhau và phụ thuộc lớn vào cán cân thương mại hoặc chính sách xuất nhập khẩu mỗi nước, điều kiện kỹ thuật, phương thức quản lý, thói quen tiêu dùng...

Ở chiều ngược lại, số ít khu vực, quốc gia đưa ra quy định về hàm lượng EO trong sản phẩm thực phẩm, như Mỹ và Canada quy định trong các loại thảo mộc, rau củ khô, vừng là 7 mg/kg với EO; 940 mg/kg với 2-chloroethanol.

Hàn Quốc giới hạn tạm thời đối với 2-chloroethanol: 30 mg/kg trong thực phẩm thông thường, 10 mg/kg với thực phẩm cho trẻ sơ sinh.

Tại EU, ethylene oxide bị cấm sử dụng khử trùng, lưu trữ thực phẩm từ năm 1991. Theo quy định năm 2015, ngưỡng tối đa chất EO có trong chè, ca cao, cà phê hạt, gia vị, các loại củ là 0,1 mg/kg.

Các loại hạt có dầu thì ngưỡng tối đa EO cho phép là 0,05 mg/kg; trái cây, rau, nấm; các loại ngũ cốc và sản phẩm từ động vật là 0,02 mg/kg. Các sản phẩm trồng trọt dư lượng EO được phép tối đa 0,05 mg/kg.

Cũng theo Bộ Công Thương, hiện nhiều quốc gia thuộc EU đang siết kiểm tra dư lượng EO trong các sản phẩm thực phẩm. Điều này xuất phát từ cuối năm 2020, khi Bỉ cảnh báo nhiều lô hạt vừng từ Ấn Độ có chứa chất EO vượt nhiều lần so với giới hạn cho phép là 0,05 mg/kg.

hihihihih

Sản phẩm phở khô vị bò gà của Thiên Hương. Ảnh: Intetnet

Dữ liệu Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Uỷ ban châu Âu (RASFF) cho thấy, có 690 cảnh báo liên quan tới EO được các nước thuộc EU phát đi. Các nước đưa ra nhiều cảnh báo nhất là Hà Lan (208), Đức (90), Bỉ (79), Tây Ban Nha (49), Pháp (30) và Ý (28).

Các sản phẩm có chứa EO bị thu hồi thuộc nhiều chủng loại, bao gồm các chất phụ gia, gia vị, các loại hạt, thảo mộc, kem, món tráng miệng, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau quả, cà phê, trà, sản phẩm chế biến từ cacao....

Gần đây, một số nước thuộc EU đưa ra cảnh báo và thu hồi một lô sản phẩm mỳ tôm chua cay Hảo Hảo và miến Good của Acecook Việt Nam, phở khô bò gà của Công ty thực phẩm Thiên Hương. Việc rà soát, kiểm tra sản phẩm của các doanh nghiệp này đang được cơ quan chức năng tiến hành. Tuy nhiên, Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công Thương) cho rằng, đây là những loại sản phẩm có nhiều cấu phần như mì khô, gói gia vị, gói rau, gói dầu ớt.... Những sản phẩm này có thể có chuỗi cung ứng gồm nhiều nhánh nhỏ dành riêng cho các cấu phần khác nhau trước khi được đóng gói trong sản phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, do quy định về dư lượng EO trong thực phẩm, nông nghiệp tại từng khu vực, quốc gia khác nhau nên mức giới hạn dư lượng EO cho phép với cùng một mặt hàng thực phẩm có thể đáp ứng quy định của quốc gia, khu vực này nhưng lại vượt ngưỡng cho phép của quốc gia, khu vực khác.

Vì thế, Bộ Công Thương lưu ý, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần kiểm soát chất lượng trong toàn chuỗi cung ứng, thường xuyên rà soát, đánh giá quy trình sản xuất, máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng về mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp cần kiểm tra định kỳ các sản phẩm và nguyên liệu, nhất là các cấu phần thuê mua gia công để đánh giá nguy cơ, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro. Doanh nghiệp cũng cần làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo điều kiện sản xuất, bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu và bao bì không phát sinh mối nguy; đồng thời nghiên cứu, thường xuyên cập nhật thông tin để kiểm soát tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản sản xuất trước khi xuất khẩu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ mì Hảo Hảo: Việt Nam chưa quy định cấm ethylene oxide trong thực phẩm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713943580 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713943580 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10