“Chúng tôi kêu gọi Mỹ dừng hành vi khiêu khích và hạn chế các hành động trên biển Đông để tránh các tai nạn quân sự có thể xảy ra”.
Đó là nhừng gì mà vị Đại tá Li Huamin - Phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cảnh báo về những “tai nạn quân sự” có thể xảy ra sau khi Mỹ điều tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin hoạt động ở Biển Đông.
Phát ngôn này ngay lập tức nhận được những ý kiến trái chiều từ dư luận. Bởi vì Trung Quốc không có cớ, không có quyền gì để cảnh báo nước khác khi bản thân mình vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Lời cảnh báo đó được đưa ra khi ngày 27/8, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận vụ phóng tên lửa của Trung Quốc, nói Bắc Kinh phóng tới 4 tên lửa đạn đạo trong các cuộc tập trận ở khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Và Hạm đội 7 của Mỹ cho tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin tiến hành các hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Cần biết, ý đồ của Trung Quốc không phải chiếm một đảo hay một quần đảo mà là muốn hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp ở Biển Đông. Để thực hiện âm mưu này thì Trung Quốc phải nhổ bằng được hai cái gai cứng nhất đó là Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
Mới nhất, trong tháng 8 này, Trung Quốc tiến hành tập trận quy mô lớn trong vịnh Bắc Bộ với các khoa mục đổ bộ chiếm đảo. Máy bay ném bom chiến lược H-6J cũng được huy động thực hiện các bài tập tấn công tầm gần và tầm xa...
Trước đó, những năm gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông đồng thời đưa khí tài tới những bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn, Gạc Ma, Su Bi, Châu Viên, Ga-ven và Đá Tư Nghĩa …mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
Mỗi một trong những thực thể này đã được hoàn tất với đường bay, kho chứa ngầm, các hệ thống liên lạc, ra-đa, cảm biến quân sự, hầm chứa cho các tên lửa tấn công và hệ thống phòng thủ tầm ngắn. Trang bị súng phòng không và có thể là hệ thống vũ khí phòng vệ tầm thấp để chống lại các cuộc tấn công tên lửa hành trình…
Rồi, ngang nhiên lập 2 trạm nghiên cứu trên hai đá Chữ Thập và Xu Bi trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Chưa dừng lại, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên còn nói quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa) là lãnh thổ Trung Quốc. Các chủ trương liên quan của phía Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển…đều là phi pháp và vô hiệu.
Có thể nói, những gia tăng quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012. Trong suốt quá trình đó, Bắc Kinh đã bỏ ngoài ta mọi phản đối từ Mỹ và các quốc gia liên quan trong khu vực. Ngược lại, Trung Quốc còn ngang ngược vu cáo, chụp mũ các nước trong vùng ảnh hưởng bởi “đường lưỡi bò” và Mỹ gây mất ổn định khu vực.
Thực tiễn đó cho thấy, Trung Quốc chẳng thể nào đường đường chính chính kêu gọi các nước tuân thủ luật chơi trong khi bản thân mình lại vi phạm luật chơi, công pháp quốc tế. Thế nên mới có chuyện dư luận quốc tế mỉa mai sự kiện Trung Quốc trúng cử Thẩm phán Tóa án quốc tế về lật biển.
Học giả Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết: “Hoạt động tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa đã vạch trần mọi hùng biện gần đây của Bắc Kinh rằng họ đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông. Chính sách của Trung Nam Hải khẳng định sự thống trị về cơ bản không có gì thay đổi”.
Dĩ nhiên, trong những trường hợp này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhiều lần nhấn mạnh: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng cho rằng tất cả các quốc gia đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.
Bà Lê Thị Thu Hằng tiếp tục: “Việc duy trì khu vực Biển Đông ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển không những là nguyện vọng mà còn là trách nhiệm chung của các nước ở Biển Đông, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần có nỗ lực chung của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, thực thi đầy đủ và có trách nhiệm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982”.
Như vậy, với những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông không khác gì leo thang quân sự đúng như bản chất của nó. Nên việc cảnh báo Mỹ không nên điều tàu quân sự tới khu vực Trung Quốc “tự vẽ” dường như là vô nghĩa. Và Mỹ sẽ vẫn tiến hành các hoạt động tự do hàng hải, nhằm duy trì các quyền, trong đó có quyền tự do đi lại hợp pháp tại các vùng biển được quốc tế công nhận.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 28/08/2020
01:00, 28/08/2020
15:00, 27/08/2020
04:00, 27/08/2020
06:30, 26/08/2020