Bùng nổ năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á

AN CHI 22/06/2020 05:30

Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á đang gia tăng, bất chấp làn sóng suy thoái kinh tế do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á đang gia tăng, bất chấp làn sóng suy thoái kinh tế do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn nắm bắt cơ hội này để xây dựng và mở rộng các dự án cung cấp năng lượng sạch với mức chi phí thấp.

Năng lượng tái tạo là xu hướng phát triển của thế giới. Việt Nam là nước có tiềm năng lớn phát triển ngành này.

Năng lượng tái tạo là xu hướng phát triển của thế giới. Việt Nam là nước có tiềm năng lớn phát triển ngành này.

Một số nhà cung cấp năng lượng tái tạo cho biết rằng các doanh nghiệp đối tác của họ đang thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán liên quan tới "thỏa thuận mua điện" (power purchase agreements – PPAs), đặc biệt là đối với các dự án liên quan tới năng lượng mặt trời.

"Có nhiều khách hàng tìm đến với chúng tôi và họ muốn thúc đẩy nhanh quá trình ký hợp đồng”, ông Gavin Adda, CEO của Total Solar Distribute Generation tại Đông Nam Á - một công ty con của tập đoàn năng lượng khổng lồ của Pháp Total chia sẻ. Cũng theo ông Adda, các khách hàng này đang "yêu cầu chúng tôi triển khai hệ thống năng lượng mặt trời càng nhanh càng tốt" để giúp họ cắt giảm chi phí.

Total Solar vốn là một tập đoàn lớn có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập và vận hành các hệ thống điện năng lượng tái tạo cho các đối tác hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sạch. Total Solar tập trung chủ yếu vào các PPAs kéo dài hơn 10 năm. Các PPAs của Total Solar thường cung cấp điện rẻ hơn so với điện từ hệ thống lưới điện thông thường.

Ông Add cho biết, các dự án PPAs do Total Solar triển khai và xây dựng chiếm tới 40% ở Thái Lan và 20% ở Philippines. Total Solar đã ký kết để thiết lập các dự án PPAs với tổng số khoảng 40 megawatt  tại Đông Nam Á và Ấn Độ. Tập đoàn này có danh mục đầu tư hơn 600MW tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đang đặt mục tiêu đầu tư 1-2 tỷ USD trong năm năm tới.

Theo số liệu nghiên cứu của Công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy), chỉ tính riêng trong năm 2020, tổng mức đầu tư ở các dự án năng lượng tái tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt hơn 30 tỷ USD. Con số này cao hơn tổng mức đầu tư vào các dự án dầu khí ở khu vực và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Cũng theo Rystad Enery, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ là những điểm đến hàng đầu của dòng tiền đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. “Tất cả các quốc gia này đều có các kế hoạch phát triển mạnh mẽ các dạng năng lượng tái tạo bao gồm cả điện gió và điện mặt trời. 

Khi COVID-19 bùng nổ, kéo theo các chính sách phong tỏa và giãn cách xã hội, nhu cầu năng lượng cũng bị thu hẹp do những bất ổn về kinh tế. Nhưng xu hướng này được dự đoán sẽ đảo chiều khi các nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng.

Chuyên gia năng lượng Dieter Billen – Giám đốc công ty tư vấn Roland Berger ở Đông Nam Á dự đoán rằng nhu cầu điện trong khu vực sẽ tăng 27% vào năm 2025 so với năm 2018, sau khi giảm khoảng 2% trong năm nay do các hoạt động kinh doanh bị hạn chế.

Ông Billen cũng cho biết thêm, tác động của đại dịch bệnh đối với các PPAs có thể phụ thuộc vào quy mô của các công ty năng lượng. Nhưng đối với những người các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ hiện đại thì "nhu cầu sản xuất vốn được thúc đẩy bởi các mục tiêu bền vững lâu dài, do đó các công ty này không bị ảnh hưởng bởi COVID-19.” 

Tại Việt Nam, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì xu hướng tiếp theo sẽ là tăng trưởng xanh. Theo đó, nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm đa số và dần thay thế cho điện sử dụng năng lượng hóa thạch.

Trong bối cảnh đó, PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng với chiến lược tăng trưởng chuyển đổi từ chiều rộng sang chiều sâu, Việt Nam cần cụ thể hóa nhiều chính sách, tạo tiền đề thúc đấy lĩnh vực năng lượng tái tạo phát triển, đặc biệt là thu hút được đầu tư của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI.

Đây là sự nghiệp cần chung tay của nhiều chủ thể, từ nhà quản lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình..., nếu có cơ chế giá điện hấp dẫn sẽ thu hút các hộ gia đình tham gia vào đầu tư và bán điện cho quốc gia,” Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Quang Tuấn chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Cần đột phá trong thu hút đầu tư truyền tải điện

    Phát triển năng lượng tái tạo: Cần đột phá trong thu hút đầu tư truyền tải điện

    05:00, 19/06/2020

  • Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp thừa năng lực nhưng vẫn phải nhập khẩu điện

    Phát triển năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp thừa năng lực nhưng vẫn phải nhập khẩu điện

    05:00, 18/06/2020

  • Đầu tư năng lượng tái tạo: Vì sao còn

    Đầu tư năng lượng tái tạo: Vì sao còn "mắc kẹt"?

    11:00, 05/05/2020

  • Cần có chính sách dài hơi phát triển năng lượng tái tạo

    Cần có chính sách dài hơi phát triển năng lượng tái tạo

    11:54, 30/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bùng nổ năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO