Liệu Mỹ và châu Âu có thể duy trì đoàn kết, thống nhất theo đuổi chiến sự Nga - Ukraine thêm vài năm nữa? Trong khi đó ông Putin đã sẵn sàng cho "cuộc chơi" trường kỳ.
>>Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Mối lo lớn của ông Joe Biden
Tốc độ phản công rất chậm của lực lượng Ukraine đang ảnh hưởng đến các tính toán chính trị của cá nhân Tổng thống Joe Biden nói riêng và toàn bộ phương Tây nói chung.
Dần dập tắt hy vọng chiến sự Nga- Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm nay theo hướng có lợi cho Ukraine - trước khi ông Joe Biden và đảng Dân chủ bước vào cuộc chạy đua tranh giành quyền lực trong cuộc bầu cử khốc liệt từ đầu năm 2024.
Thêm vào đó, chi phí chiến tranh cho Ukraine ngày càng trở thành gánh nặng với nhiều đồng minh phương Tây. Đây là cái cớ để đảng đối lập công kích đương kim Tổng thống Mỹ; khơi dậy phong trào dân túy chưa bao giờ tắt ở châu Âu.
Một vài tiếng nói bất lợi đã xuất hiện tại Quốc hội Mỹ, 13 Thượng nghị sĩ Cộng hòa hôm 20/7 vừa qua đã yêu cầu sửa đổi dự luật chi tiêu quốc phòng hàng năm, qua đó hạn chế khả năng tài trợ cho Ukraine.
Ông Donald Trump, cựu Tổng thống Mỹ và ông Ron DeSantis - đương kim Thống đốc bang Florid - hai đối thủ chính trị của ông Joe Biden nhiều lần phát đi thông điệp giải quyết chiến sự Nga - Ukraine theo cách khác.
Đến nay, Mỹ đã cam kết 113 tỉ USD cho Ukraine. Và nhóm nghị sĩ đối lập cho rằng mỗi đồng USD chi cho Ukraine là một khoản đầu tư đáng hoài nghi từ tiền thuế của dân. Họ lập luận rằng đáng ra số tiền thuế ấy có thể được dùng cho an sinh trong nước.
Nội bộ đảng Cộng hòa vẫn tồn tại bộ phận “diều hâu” ủng hộ viện trợ tối đa cho Ukraine; ngược lại không ít đảng viên Dân chủ không hoàn toàn đồng tình với Tổng thống Biden. Sự chồng chéo, đan xen quan điểm phần nào khiến ông Joe Biden do dự.
>>Chiến sự Nga - Ukraine sẽ lan rộng ra Biển Đen?
Minh chứng là khả năng chuyển giao máy bay F16 cho Ukraine bị bỏ ngỏ; loại vũ khí đắt đỏ này không chỉ đẩy chiến tranh lên nấc thang mới mà còn đi kèm chi phí vận hành, bảo trì không hề nhỏ. Nếu sử dụng không đúng tiêu chuẩn sẽ làm “xấu mặt” nền công nghiệp quốc phòng số 1 thế giới.
Dẫu vậy, nếu bỏ rơi Kiev trong lúc này không khác gì dâng chiến thắng cho ông Putin và vẽ ra viễn cảnh không mấy sáng sủa cho ông Biden; đồng thời làm sứt mẻ nghiêm trọng thể diện nước Mỹ trong giai đoạn cạnh tranh kịch liệt với Trung Quốc.
Tình trạng cuộc chiến cho phép rút ra nhận xét về chiến lược của Điện Kremlin - đến lúc này vẫn đi đúng hướng. Nga không chỉ thử thách khả năng phản ứng của hệ thống quân sự, quốc phòng, khối đoàn kết phương Tây mà còn “thi gan” với cả Mỹ và châu Âu.
Cuộc đọ sức về tính kiên nhẫn trong chiến sự Nga- Ukraine cho thấy rõ ràng ông chủ Điện Kremlin có lợi thế hơn hẳn, vì ở nước Nga không ai quyền lực hơn ông Putin! Ông Putin dễ dàng đưa đất nước vào “tình trạng chiến tranh”, thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, sẵn sàng cắt giảm chỉ tiêu kinh tế, an sinh xã hội,…mà không vấp phải quá nhiều phản ứng.
Trong khi những đối thủ ở phương Tây như ông Rishi Sunak, Emmanuel Macron, Olaf Scholz,… có thể hứng chịu cơn thịnh nộ của dư luận bất cứ lúc nào và trở thành “miếng mồi” béo bở của lực lượng chính trị đối lập.
Có thể bạn quan tâm
Tương lai chiến sự Nga - Ukraine sau chuyến đi của ông Joe Biden
04:30, 25/02/2023
Vấn đề hóc búa của ông Joe Biden trong quan hệ với Trung Quốc
04:30, 29/01/2023
Thấy gì từ vụ tài liệu mật của Tổng thống Joe Biden?
04:30, 15/01/2023
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Mối lo lớn của ông Joe Biden
04:30, 10/11/2022
Joe Biden họp với châu Âu, Putin sắp tiếp chiêu mới?
05:00, 25/03/2022
Tổng thống Joe Biden tuyến bố "Mỹ sát cánh với người dân Ukraine"
11:17, 02/03/2022