Chuyên gia đề xuất giải pháp gì khi không thể cách ly, giãn cách mãi?

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn. Vậy, các chuyên gia có đề xuất ra sao?

Mới đây, tại cuộc làm việc với các nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, biến đổi khôn lường và có thể còn kéo dài.

Bởi vậy, trong cuộc chiến không tiếng súng, cuộc chiến chống lại kẻ thù vô hình, bên cạnh lực lượng tuyến đầu, không quản hiểm nguy, gian lao, xông pha ra trận đang ngày đêm chiến đấu ngay tại các tâm dịch, còn lực lượng “tiền phương” là những nhà khoa học, chuyên gia ngành y tế thầm lặng ngày đêm nghiên cứu.

Thủ tướng chia sẻ: "Tất cả những cống hiến đó, hy sinh đó, vất vả đó để thực hiện sứ mệnh là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân; góp phần sớm đưa cuộc sống của nhân dân trở lại trạng thái bình thường".

Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng cho biết, đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các biện pháp, trong đó giãn cách xã hội là quyết định; thần tốc xét nghiệm, phát hiện sớm theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên diện rộng là then chốt; điều trị giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu…

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn.

Thủ tướng: "Không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được!"

Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ, các biện pháp giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách tại một số địa phương đang gây nhiều khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần đối với Nhân dân. Chính phủ hiểu, chia sẻ với những khó khăn, phiền toái của nhân dân. Nhân dân đang mong chờ từng ngày để dịch bệnh qua đi.

Theo người đứng đầu Chính phủ, chúng ta phải đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh bằng tổng hòa các giải pháp hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan, tìm cách để thích ứng và an toàn trong mọi diễn biến của dịch.

"Chúng ta không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn. Việc ứng dụng khoa học y khoa trong phòng chống dịch là chìa khóa cốt lõi của thành công, để chiến thắng dịch bệnh", Thủ tướng nhấn mạnh.

Bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp của các nhà khoa học, Thủ tướng khẳng định: Tất cả các ý kiến liên quan tới COVID-19 gửi tới, Thủ tướng sẽ xử lý, gửi tới các cơ quan có trách nhiệm ngay trong ngày.

Tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cũng cho biết lãnh đạo thành phố đã tính đến kịch bản "sống chung với dịch"; đồng thời "mở lại hoạt động nào thì phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có điều kiện kèm theo".

Đồng tình với các chủ trương trên, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhận định dịch bệnh ngày càng khó dự báo bởi đã lan rộng ở nhiều nơi, bùng phát trên nhiều địa bàn. Hơn 80% ca nhiễm có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng càng khiến mầm bệnh dễ phát tán.

"Tình hình hiện nay đã thay đổi, phải xác định rất khó có thể truy vết, cách ly triệt để tất cả F0 trong cộng đồng như trước đây, hay nói cách khác là rất khó để đưa dịch về 'con số 0', chúng ta chỉ có thể kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh", ông Nga nêu quan điểm.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng.

GS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia), phân tích đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay xảy ra khắp thế giới chứ không riêng Việt Nam. Theo ông, có ba yếu tố dẫn đến thực trạng này, là thời gian, biến thể virus, mật độ dân số. Tốc độ gia tăng số ca nhiễm trong cộng đồng tại TP HCM nhanh, cho thấy có thể dịch đã "bén rễ" từ lâu. Hồi giữa tháng 7, chỉ trong hai tuần, số ca nhiễm tại thành phố tăng gấp đôi, chứng tỏ hệ số lây lan của virus trong đợt dịch này "khá cao so với trước".

"Ở nhiều nơi trên thế giới, dịch bệnh bùng phát tại những vùng có mật độ dân số cao. Điều này phù hợp với tình hình TP HCM và các khu công nghiệp tại Bình Dương, Long An", GS Tuấn phân tích.

Hai chuyên gia đều cho rằng khi xác định đại dịch còn kéo dài thì Việt Nam cần có chiến lược ứng phó phù hợp. GS Nguyễn Văn Tuấn nói dịch bệnh "đến rồi đi, không ở lại mãi", song virus có thể tiếp tục biến chủng và tồn tại. "Theo quy luật tiến hóa thông thường, virus sẽ có khả năng lây lan nhiều hơn nhưng ít nguy hiểm hơn (độc lực giảm). Sống chung với nCoV là chúng ta phải thay đổi lối sống để thích nghi với hoàn cảnh mới", ông Tuấn nói.

PGS Nguyễn Huy Nga giải thích thêm, sống chung với nCoV không có nghĩa là buông lỏng việc chống dịch. "Chúng ta chấp nhận có những ca F0 phát sinh trong cộng đồng, sẵn sàng tâm thế ứng phó khi có ổ dịch bùng phát", ông Nga nói và nêu thực tế nhân loại đang sống chung với nhiều virus gây dịch bệnh truyền nhiễm khác nhau.

Chiến lược đầu tiên, theo PGS Nguyễn Huy Nga là sớm cho phép cách ly F1, F0 triệu chứng nhẹ tại nhà trên toàn quốc, thay vì chỉ áp dụng tại một số địa phương như hiện nay. "Biện pháp này giúp chủ động ứng phó khi dịch bùng phát, tránh quá tải bệnh viện. Cùng với đó tất cả người dân thực hiện tốt 5K. Nơi có dịch thì ưu tiên chống dịch, nhưng nơi an toàn ưu tiên sản xuất. Duy trì sản xuất cũng là duy trì nguồn lực để chống dịch lâu dài", ông nói.

Tiếp theo, chuyên gia này nhìn nhận phong tỏa chỉ nên là biện pháp cuối cùng trong chống dịch. Địa phương cần linh hoạt áp dụng biện pháp giãn cách, "nếu phát hiện F0 chỉ nên phong tỏa một vài cụm nhà, ngõ phố, thay vì giãn cách cả thôn xóm, phường xã".

GS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia).

GS Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia).

"Bản lĩnh của lãnh đạo là vừa chống dịch hiệu quả nhưng vừa đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nếu các địa phương không sớm xác định tinh thần sống chung với nCoV mà vẫn áp dụng biện pháp cứng nhắc trong thời gian dài thì sẽ để lại hệ lụy lớn về kinh tế - xã hội", PGS Nga nhìn nhận và khuyến cáo các tỉnh, thành tham khảo ý kiến chuyên gia dịch tễ, xây dựng kế hoạch chống dịch lâu dài và kịch bản sống chung với nCoV phù hợp với điều kiện thực tế từng nơi.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương, cũng cho rằng để chống dịch lâu dài, điều quan trọng là phải xây dựng được các kịch bản linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn, thời kỳ, nguồn lực. Những vùng dịch bùng phát thì tập trung cứu chữa ca nhiễm, giảm F0 chuyển nặng, giảm tỷ lệ người bệnh nặng tử vong...

Thiết kế lại mô hình tổ chức xã hội, thay đổi thói quen để thích ứng với cuộc sống "bình thường mới", là đề xuất của GS Nguyễn Văn Tuấn.

Với những lí giải trên, GS Nguyễn Văn Tuấn đề xuất TP. HCM nên bắt đầu ngưng phong toả và bước đầu mở cửa lại như sau:

  • Bước đầu, các công sở và hãng xưởng nên mở cửa hoạt động lại. Những người đi làm nếu chưa tiêm vaccine thì có thể cần làm xét nghiệm nhanh. Cho phép những người đã tiêm vaccine đi chợ trong vòng (ví dụ như) 5 km. Hạn chế sự đi lại ở người cao tuổi (trên 65) và có bệnh nền.
  • Bước 2, mở cửa các khu vực công cộng (như quán ăn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch nội địa, v.v.) Nên ưu tiên cho những người đã tiêm chủng vaccine. Không hạn chế đi lại.
  • Bước 3, cho phép du lịch đến một số quốc gia và nhận du khách từ các quốc gia đã được tiêm chủng. Bình thường hoá các hoạt động khác. Không hạn chế đi lại ở người cao tuổi (trên 65) và có bệnh nền.
  • Bước 4, xem covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác. Không lockdown, không giới hạn đi lại nước ngoài, không giới hạn du khách.

Làm việc từ xa cũng sẽ là giải pháp quan trọng và xu hướng trong tương lai. Tại Australia, nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch cho nhân viên làm việc tại nhà lâu dài. Những người đến công sở chủ yếu là làm việc cần máy móc tại chỗ. Công nghệ thông tin cần được ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa vào việc "sống chung".

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định chiến lược vaccine cần được đẩy mạnh để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng

GS Nguyễn Anh Trí phân tích, sớm bao phủ vaccine cho tất cả người dân là cách nhanh nhất để Việt Nam thoát khỏi đại dịch. Trong khi nguồn cung vẫn hạn chế, nhất là khi một số nước triển khai tiêm mũi ba, Việt Nam có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, như mua, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất; mua lại, chuyển nhượng, vay mượn vaccine. "Đây là việc cần thiết và cấp bách", ông Trí nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương.

PGS Nguyễn Huy Nga đề nghị trong lúc chưa đủ vaccine bao phủ toàn dân thì ưu tiên cho người cao tuổi, bệnh nền. Ông lý giải, chủ trương này sẽ giảm tải cho hệ thống y tế nếu dịch bệnh bùng phát. Bởi người già, có bệnh nền nếu nhiễm Covid-19, phải vào viện điều trị sẽ lâu khỏi, nguy cơ tử vong cao. Cơ hội để cứu chữa các bệnh nhân Covid-19 khác, cũng như người mắc bệnh khác, sẽ giảm.

Tuy nhiên, ông khuyến cáo, khi Việt Nam đã tiêm đủ vaccine cho 70% dân số, đạt miễn dịch cộng đồng, thì mọi người vẫn cần tuân thủ 5K.

Đồng thời, nhà chức trách cần sớm nghiên cứu các quy định áp dụng giấy chứng nhận tiêm vaccine vào cuộc sống, như việc đi lại, sử dụng dịch vụ công cộng...

Về lâu dài, GS Nguyễn Văn Tuấn đề nghị Chính phủ cần ưu tiên cải tiến hệ thống giám sát dịch bệnh. Trong thời đại công nghệ thông tin, việc thiết kế các hệ thống báo động và theo dõi dịch bệnh trực tuyến từ cơ sở có thể giúp dự báo dịch bệnh nhanh, chính xác hơn.

Nhà nước cần đầu tư vào y tế công cộng. Hệ thống y tế công cộng của Việt Nam hiện nay đã tốt, nhưng cần đầu tư để tốt và hữu hiệu hơn. Cơ sở y tế cấp huyện cần được trang bị về nhân sự, thiết bị xét nghiệm, để nếu dịch bệnh bùng phát có thể kiểm soát nhanh nhạy.

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và vaccine là chiến lược lâu dài. Đại dịch Covid-19 cho thấy, Việt Nam bị phụ thuộc vào nguồn vaccine từ nước ngoài, trong khi nguồn cung khan hiếm. Vì vậy, thời gian tới, Nhà nước cần đầu tư cho nghiên cứu phát triển vaccine và thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. "Nghiên cứu vaccine xác suất thất bại cao, nhưng một xác suất thành công nhỏ có thể đem lại lợi ích rất lớn cho quốc gia", GS Tuấn nói.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia đề xuất giải pháp gì khi không thể cách ly, giãn cách mãi? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713265144 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713265144 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10